Chứng tỳ khí hạ hãm

Chứng tỳ khí hạ hãm

1. Nguyên nhân:

Chứng tỳ khí hạ hãm là những triệu chứng tỳ vị khí hư nhược không có sức nâng lên mà lại hãm xuống gây ra. Hễ là ăn uống, khó nhọc, sau khi bệnh lâu, hoặc đi tả lâu đều có thể sinh ra chứng này. Phần nhiều vì chứng tỳ khí hư phát triển thêm mà thành (Bệnh thoát vị, sa dạ dày, trĩ, lòi dom…).

2. Chứng trạng:

Chứng tỳ khí hư hạ hãm biểu hiện: huyền vựng, khí đoản, thích được thở dài, tiếng thấp, nhác nói, mình nặng, chân tay rũ rời, bụng sợ không ăn, ăn vào càng tăng, hoặc đại tiện đi lỏng, đi tướt lâu, giang môn nặng trệ xuống, nặng thì thoát giang. Hoặc tiểu tiện đi luôn, tiểu tiện nước như gạo, hoặc tử cung lòi ra. Lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch nhược.

3. Cơ chế bệnh:

Tỳ khí nên thăng thì khoẻ. Nếu tỳ khí hư nước hãm xuống, thanh dương không đưa lên thì đầu mặt xây xẩm, choáng váng, đại khí trong lồng ngực không đủ, thì khí ngắn, thích được thở dài, tiếng thấp nhác nói. Khí ở trung quản hư thì bụng sệ xuống, ăn vào càng tăng thêm. Trung khí hãm xuống, thì sự nâng lên giữ lại không được cho nên đại tiện tiết lâu, giang môn nặng tỳ, thoát giang âm đĩnh. Tỳ chủ tán tinh, tỳ khí hư hãm thì tinh vi của thức ăn không được tán ra mà chảy xuống bàng quang. Cho nên tiểu tiện đi luôn mà đục, mình nặng chân tay rũ rời, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch nhược đều là tỳ khí hư.

Điểm chính để chẩn đoán: chứng tỳ hư kiêm chứng hạ hãm.

4. Luận trị:

– Phép trị: Bổ tỳ ích khí thăng đề.

– Phương dược:

* Bổ trung ích khí thang (Tỳ vị luận):

Hoàng kỳ   12g Đương quy 8g
Nhân sâm   12g Trần bì 4g
Bạch truật     8g Thăng ma 6g
Cam thảo     6g Sài hồ 6g

Phân tích: Hoàng kỳ bổ trung ích khí, thăng dương cố biểu làm quân. Nhân sâm, Bạch truật, Cam thảo bổ khí kiện tỳ ích vị làm thần. Đương quy bổ huyết, Trần bì lý khí hoá trệ làm tá. Sài hồ, Thăng ma thăng đề dương khí là sứ vì tỳ vị khí hư không thăng phù được khiến cho khí của tạng phủ hạ hãm gây chứng sa tạng phủ, dùng Thăng ma, Sài hồ làm thăng phát dương khí ở trong tỳ thổ, Bởi vậy bài bổ trung được dùng để đặc trị các chứng sa tạng phủ. Khi dùng có thể thêm Đại táo, Sinh khương để ôn ấm tỳ vị.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*