Nhóm nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của giáo sư Samuel Ahn, chuyên khoa phẫu thuật mạch máu, nhận thấy rằng, tỷ lệ người bị tăng tiết mồ hôi trong cộng đồng là 5% chứ không phải 1% như người ta vẫn dự đoán.
Các nhà khoa học cũng đã tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân:
– Nhóm 1 gồm 49 người bị bệnh tăng tiết mồ hôi.
– Nhóm 2 (đối chứng) gồm những người không bị bệnh này.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tiền sử gia đình của tất cả những người nói trên, các bác sĩ nhận thấy:
* 65% đối tượng thuộc nhóm 1 có người thân trong gia đình cũng bị bệnh này.
* Không ai trong nhóm đối chứng có thân nhân bị bệnh.
* Nếu bố hoặc mẹ bị ra mồ hôi nhiều thì con họ có 28% nguy cơ mắc bệnh.
* Nếu con mắc chứng ra mồ hôi tay thì cha mẹ có 14% nguy cơ bị bệnh.
* Bệnh không liên quan tới giới tính, dân tộc và mang tính di truyền trội.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ tiến hành phân tích ADN của những người bị chứng bệnh này để xác định gene gây bệnh. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Phẫu thuật Mạch máu số tháng 2 của Mỹ.
Có thể điều trị
Giáo sư Ahn nói: “Chứng tăng tiết mồ hôi tay ảnh hưởng tới cuộc đời và sự nghiệp của một người, ví dụ cảnh sát có thể làm rơi súng và để tuột kẻ tình nghi; người lính cứu hỏa không thể kéo vòi phun nước, còn nhân viên ngân hàng không đếm tiền được vì tay ra quá nhiều mồ hôi”.
Nguyên nhân gây bệnh là do dây thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Dây này gửi tín hiệu tới các mạch máu, buộc chúng co lại, khiến bàn tay bàn chân lạnh ngắt và ẩm ướt. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị được. Giáo sư Ahn đã đưa ra một phương pháp điều trị gây rất ít tổn thương là cắt dây thần kinh giao cảm nối tới tay. Theo ông, kỹ thuật này tới nay đã tỏ ra thành công trong 100% trường hợp và không có hiệu quả phụ.
https://www.youtube.com/watch?v=ZEHzD63zqYU
Nguồn: Thu Thủy (theo WebMD)
Để lại một phản hồi