Chứng can âm hư

Chứng can âm hư

1. Nguyên nhân:

Chứng can âm hư là những triệu chứng vì âm dịch của can không đủ mà biểu hiện ra. Phần nhiều vì tính khí không thoả mãn, khi uất hoá hoả, hoặc bệnh mãn tính, bệnh ôn nhiệt làm hao thương can âm sinh ra.

2. Chứng trạng:

Choáng váng, 2 mắt khô sáp, họng khô, tai ù, mặt nóng đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt, đạo hãn, xương sườn cụt đau nóng, có khi tay chân nhu động. Lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

3. Cơ chế bệnh sinh:

Chứng can âm hư có triệu chứng thường thấy của chứng âm hư và triệu chứng riêng của can:

*  Chứng âm hư như hoả bốc lên thì mặt nóng bừng, hư nhiệt sinh ra ở trong thì triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, hư hoả nhiễu dinh thì sinh đạo hãn, tự hãn, âm dịch suy hao không nhuận lên trên được thì họng khô, âm hư nội nhiệt thì lưỡi đỏ ít rêu.

*  Chứng can âm hư liên quan đến thận âm, không tư nhuận cho đầu mặt nên chóng mặt ù tai, 2 mắt khô sáp. Hư hoả đốt nóng can lạc cho nên xương sườn cụt đau, nóng. Can âm suy hư gân mạch mất nuôi dưỡng cho nên tay chân nhu động. Mạch huyền thuộc can, tế thuộc âm hư, sác là có nhiệt, cho nên mạch huyền tế sác là can âm bất túc, hư nhiệt đốt ở trong.

4. Luận trị:

Phép trị: Tư bổ can thận.

Phương dược:

* Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Gồm lục vị để bổ thận thuỷ (bổ mẹ), Kỷ tử để dưỡng can, minh mục, Cúc hoa để giáng áp, chỉ đầu thống.

Phân biệt 3 chứng: Can dương thượng cang,  Can hoả bốc và Can âm hư:

– Can dương cang lên thì lấy chứng trạng cang lên là chính, như đầu mặt chướng đau, choáng váng nóng bừng kèm theo có triệu chứng âm hư ở dưới như đau lưng gối mỏi… Bệnh trình tương đối ngắn, bệnh thể tương đối chậm, triệu chứng âm hư hoả vượng, thuộc về bản hư, tiêu thực; trên thực dưới hư (hư trung hiệp thực).

– Can hoả bốc lên thì lấy triệu chứng hoả nhiệt làm chính, như mặt đỏ, mắt đỏ, miệng đắng, đại tiện bí sáp. Bệnh trình tương đối ngắn, thể bệnh tương đối cấp, triệu chứng hoả nhiệt rõ rệt, thuộc về chứng thực

– Can âm hư thường kèm với thận âm hư thì triệu chứng âm hư là chính như: đau lưng, mỏi gối, đau đầu, ù tai, kèm theo có triệu chứng nội nhiệt như triều nhiệt, đạo hãn, ngũ tâm phiền nhiệt. Bệnh trình dài, bệnh thể chậm, thuộc về hư chứng rõ rệt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*