Chế độ dinh dưỡng cho người mắc chứng liệt dương

Dinh dưỡng và bệnh tật có một mối liên quan mật thiết. Từ rất xưa các nhà y học đã nhận thấy điều đó. Thiếu hay suy dinh dưỡng sẽ mang lại một số bệnh tật, sẽ làm trẻ con chậm phát triễn, dể mắc phải các bệnh nhiễm trùng, dễ tử vong…

Thiếu niacine ( PP ) đưa đến bệnh Pellagre với triệu chứng viêm da niêm, tiêu chảy. Thiếu B1 gây ra tê, phù. Thiếu B6 gây nức môi viêm lưỡi, buồn nôn chóng mặt Thiếu sắt ( Fe ) gây teo tinh hoàn. Thiếu kẽm ( Zn ) sẽ làm suy giảm sinh sản tinh trùng….

Hiện tại Y Học dang chú trọng dến vai trò dinh dưỡng trong việc phòng bệnh nhất là các bệnh về tim mạch, nội tiết, ung thư, lão hóa…. Tổ chức Y Tế Thế Giới hô hào các biện pháp chống hút thuốc chống uống rượu. Ở phương Tây người dân đang có khuynh hướng ăn chay, các chế độ tiết thực hạn chế chất béo động vật ở người dư thừa cholesterol hay bị bệnh tim mạch

Về phưong diện điều trị thì chế độ dinh dưỡng được xem là một phần trong kế hoạch trị liệu, đôi khi nó lại là yếu tố quyết địnhnhư trong trường hợp bệnh tiểu đường giai đoạn đầu thì vấn đề điều trị chỉ là một khẩu phần dinh dưỡng với chất bột hạn chế, hay suy thận ure huyết cao thì chế dộ ăn phaỉ hạn chế chất thịt phải ở mức thấp nhất, còn đối với người bất lực, liệt dương, suy yếu sinh lý ( ED ) thì liệu có một chế độ dinh dưỡng có khả năng hổ trợ tăng cường sinh lực cho họ không ?

Ðiểm lại vài nét của vấn đề này qua lịch sử văn hóa của vài quốc gia quanh nước ta như Ấn Ðộ, Trung Hoa, Nhật Bản…Các tác phẩm nghiên cứu hay viết về vấn đề tình dục nổi tiếng ở phương Ðông như Kamar Soutra của Ấn Ðộ. Ðộng Huyền Tử, Ngọc Phòng bí kiếp, Ðạo Gia Mật Truyền, Nhục Bồ Ðoàn, Huyền Nữ kinh, Tố Nữ kinh… của Trung Quốc. Ða ?ó một thời các tác phm này được xem là dâm thư vì ngi ta cho rằng Giáo Dục Giới Tính hay thố lộ chuyện ái ân

Hoặc nói về chuyện các bệnh “kín”, bệnh bất lực, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh là chuyện đồi phong bại tục, khiêu dâm…

Thực sự khi đọc Tố Nữ kinh dưới mắt của một người nghiên cứu Giáo Dục Giới Tính ta mới thấy được cái hay, cái uyên bác, cái sâu sắc dầy tính khoa học của người xưa, một tác phẩm ra đời cách đây 1500 năm vẫn không mang tính lạc hậu về khoa học, có thể tìm thấy trong đó công thức pha chế Võ Hậu Tửu, rượu dành riêng cho Võ Tắc Thiên, về tác dụng của Dâm Dương Thảo Nhật Bản mà người Tàu trước đó đã từng nói ” Liên dương khuất liểu dâm dương thảo, dã hội nhiệt trung vi giao tiếp “. Rượu chế từ loại cây này gọi là Tiên Linh Tì Tửu hay Dâm Dương Tưủ.

Trong một đoạn sách của Tố Nữ Kinh có viết lại lời vấn đáp giữa Thái Nữ và Bành Tổ như sau: Thái Nữ hỏi “Ðạo giao hợp ta đã nghe, đã biết. Ta cũng biết rằng muốn dưỡng tinh cần phải phục dược, vậy thì những dược liệu nào có hiệu qủa ?”

Bành Tổ đáp “Nếu muốn cường tráng, trẻ mãi không già, việc phòng sự vui thú không mệt mõi, khí lực và dung mạo lúc nào cũng xinh tươi không suy giảm thì dùng nhung lộc là tốt nhất “

Sách Tiền Hán Thư chép Hán Cao Tổ là người thực hành vị thuốc này. Vua Tùy Dương Ðế xuông chiếu cầu ai có toa thuốc Cừơng Dương thì dâng lên. Vợ của Hoa Phù đã dâng vua một toa thuốc gọi là Ích Ða Tán có công hiệu trong việc trị bệnh liệt dương và tăng cường sinh lực. Ngoài ra còn các toa thuốc như Cực Yếu Phương, Cát thị Phương, Lão Bà Phương, Bản Thảo của Tô Kinh, Bí Mật Yếu Thuật Phương vẫn còn lưu truyền cho đến bây giờ.

Trong lịch sử nước ta có rất nhiều vị Hoàng Ðế vô sinh đã bao lần xuống chiếu cầu người dâng thuốc trị bệnh liệt dương như Hoàng Ðế Lý Thần Tông, Hòang Ðế Trần Dụ Tông, Khải Ðịnh Hoàng Ðế …( SK&ÐS 16, 34, 35, 37)

Tuệ Tỉnh một danh y vào thế kỷ XIV trong tác phẩm Nam Dược Thần Hiệu ông chỉ chú trọng những trường hợp di tinh, mộng tinh suy nhược sinh lý ông cho rằng nguyên lý của việc điều trị là phải bổ dưỡng tâm thận, mà trước hết là phải điều hòa tỳ vị, làm cho tâm thận được củng cố, tỳ vị được bồi bổ.

Ðối với kinh nghiệm của Hải Thượng Lãn Ông ghi trong Y Trung Quan Kiện thì ” Bổ vị là kinh nghiệm riêng của tôi, luận rằng vị khỏe thỉ ăn uống tăng tiến tinh ba hằng ngày sản sinh không ngớt mới có thể chuyễn vận về thận . Sách nói vị mạnh thì thận khỏevà tinh khí dồi dào, vị hư thì tinh bị thương tổn mà dương sự cũng bị suy kém “

Trong nhân gian vẫn còn lưu truyền những thang thuốc của vua Gia Long, Minh Mạng, nhữ ng thức ăn, thức uống trị bênh liệt dương như rượu rắn tam xà ngũ xà…rượu tắc kè, rượu bìm bịp, cá ngựa, sừng con tê giác, lộc nhung, cao lộc, ngọc dương, ngầu pín……

Hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào về các bài thuốc cũng như các thứ nêu trên khả dĩ thuyết phục được mọi người

Hiện tại ở nước ta chưa có một điều tra cơ bản về tần xuất bệnh liệt dương trong quần chúng như các nước quanh ta Thái Lan, Singapor, Mã Lai…mà chỉ có phỏng doán là chừng 3 dến 4 triệu người có trục trặc một lần nào trong đời về cương dương vật (ED). SK&ÐS 35

Trong bệnh viện chưa thấy có khoa điều trị bệnh bất lực, chưa thấy có thầy thuốc chuyên khoa loại bệnh này. và cũng hiếm có bệnh nhân nào xin vào nằm điều trị mà thường chỉ xin tham vấn mà thôi.

Trong giáo trình của các trường Ðại Học Y Khoa, môn Tình Dục Học chỉ là một hai bài nằm trong Niệu Khoa

Người ta bỏ ra rất nhiều tiền để nghiên cứu về sạn túi mật, nhưng thử hỏi số lượng bệnh nhân sạn mật có băng một phần mười bệnh nhân ED không ? Ðiều trị được ED đồng nghĩa với mang lại hạnh phúc cho hai người.

Các toa thuốc trị bệnh liệt dương của nước ta có gía trị thực tế hay không ? Câu trả lời là có thể có nhưng chúng ta phải làm lại từ đầu bằng cách phân tích nghiên cứu và thực nghiệm trên lâm sàng

Một anh bạn BS của tôi nói đùa”Tại sao lại dùng rắn hổ mang, tắc kè, cá ngưạ để làm thuốc cường dương, e chắc các con vật ấy sững cồ y như lúc cương dương chăng?” người ta vẫn thường cho rằng ăn gì thì bổ ấy, giống gì cũng bổ luôn !!!!???

Tại sao phải dùng ngọc dương, ngầu pín…. Tại sao lại dùng dâm dương thảo, dương khởi thạch chắc nó phải có lý do nào đó

Trong SK&ÐS số 36 chúng tôi có đề cập đến cơ chế cương dương vật do NO ( oxide nitric ) NO được phóng thích do men Phosphodiesterase type 5 bị ức chế trong chu trình Guanosine Monophosphate( cGMP) NO có tác dụng làm dãn cơ trơn quấn quanh mạch máu dương vật, làm cho máu dồn đến dương vật càng ngày càng nhiều nên làm căng cứng.

NO được cung cấp từ đâu ? đó là vấn đề then chốt mà tôi muốn được giới thiệu, đồng thời giải thích tại sao các dược phẫm cổ truyền, các thứ mà ta thường dùng lại có khả năng thành công trong việc đưa ra một chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh bất lực.

Trong tạp chí chuyên về niệu khoa Journal Urology số I trang 942-7 năm 1997 đã đăng công trình nghiên cứu của Moody. JA, Vernet. DA, Laidlaws và các cọng sự khi họ thí nghiệm trên 344 con chuột đực đươc?cho ăn vơí một chế độ dinh dưỡng kéo dài trong hai tháng có thêm trong thực phẩm của chúng 2, 25% L. Arginine và 0, 7% chất L. NAME. Tám tuần lể sau khi cho ăn như thế, các nhà khoa học đã dùng điện trường để khích thích và họ đã đo sức cương của dương vật chuột, đo áp, lực trong thể hang, áp lực trong động mạch dương vật, đo nồng độ chất Arginine và chất NO có trong máu và trong dương vật, nơi tiếp xúc của các mút dây thần kinh thì thấy các chất này tăng lên rõ rệt và người ta nhận thấy một điều rất quang trọng là tất cả số chuột dều cương dương vật gần 100% do hoặt động của NO . Kết luận của thí nghiệm thật rõ ràng là L. Arginine là nguồn cung cấp để sinh ra NO, mà NO lại là tác nhân gây ra tình trạng cương cứng. Vì vậy cho thêm chất L. Arginine vào trong thực phẩm để hổ trợ cho việc điều trị yếu sinh lý hay bất lực liệt dương ( ED ) là một chuyện chắc chắn phải được nghĩ đến.

Gặp GS Nguyễn Lân Ðính, một chuyên gia về dinh dưỡng, chúng tôi cùng thảo luận vấn đề này và tìm hiểu xem chất Arginine có nhiều nhất trong cây, qủa, cơ quan động thực vật nào ở trong xứ ta. Chúng tôi tiến hành tra cứu những phương thuốc cổ truyền có trong dân gian cuối cùng tìm được một điều khá thú vị là có một cây cỏ ở Trung Quốc có hàm lượng Arginine cao nhất so vớ bất cứ mọi loại động thực vật nào Tên của nó là Chinese tallow tree nut flour Trong 100g cây này Có 57% là Protide với 10g Arginine trong khi hạt bí dược xem như có hàm lượng arginine cao nhất trong các loại cây chỉ có 4, 8g Arginine

THẢO MỘC THÀNH PHẦN PROTIDE ARGININE
Dâm dương thảo 57, 6 % 10 g
Hạt bí 30, 9 % 4, 8g
Hạt cải 42, 1 % 4, 6g
Hạt mè 19, 3 % 4, 6g
Hạt quỳ 39, o % 4, 0g
ÐỘNG VẬT
Thịt đông 85% 7, 8g
Bột cá 75% 5, 2g
Lòng trắng trứng 85% 5, 0g
Khô cá 81% 4, 6g

Chúng tôi chưa tìm ra số liệu có trong ngọc dương và ngầu pín Trong bài này chỉ đưa ra vài con số Arginine có trong thực phẩm thường dùng.

Nguồn: Bs. Hồ Đắc Duy

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*