Chẩn đoán và điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày theo y học cổ truyền

Chẩn đoán teo niêm mạc dạ dày

Vị viêm mạn nuy túc tính

(Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính hay thoái hoá niêm mạc dạ dày)

 

1. Đại cương.

  • Theo quan điểm Y học hiện đại:

Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính (Chronic atrophíc gastritis – CAG) là bệnh thường gặp trong hệ thống đường tiêu hoá. Hậu quả nghiêm trọng của nó là gây ra biến chứng tiền ung thư và ung thư dạ dày. Gần đây với những tiến bộ trong phương pháp nội soi, kính hiển vi điện tử, đồng vị phóng xạ, cộng hưởng từ … Người ta đã xác định được những biến đổi vi thể, siêu cấu trúc niêm mạc dạ dày, xác định nguồn gốc và bản chất những rối loạn chức năng trong quá trình thoái hoá để có phương pháp chẩn đoán và điều trị tích cực.

Thoái hoá cấu trúc niêm mạc dạ dày gồm những thay đổi về hình thái lớp biểu mô, lớp đệm, lớp tuyến và hiện tượng phì đại, xơ teo, dị sản niêm mạc dạ dày. Bằng kính hiển vi điện tử ,người ta có thể phát hiện những biến đổi siêu cấu trúc nhân, nguyên sinh và màng tế bào trong quá trình thoái hoá. Từ những biến đổi cấu trúc nhân tế bào, nguyên sinh và màng tế bào dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày trong quá trình thoái hoá.

Rối loạn chức năng vận động chủ yếu là rối loạn, co bóp, giảm trương lực và nhu động do ảnh hưởng hệ thần kinh giao cảm và thần kinh số X. Dạ dày giãn sa xuống nhưng môn vị và tâm vị lại co thắt. Rối loạn chức năng bài tiết do tế bào bị thoái hoá nên lúc đầu độ toan tăng lên do kích thích, giai đoạn sau lại giảm tiết; cuối cùng làm ngưng trệ bài tiết HCl, chất nhày và các yếu tố nội (yếu tố cần thiết hấp thu vitamin B12). Quá trình này dẫn đến thiểu toan và vô toan mà hậu quả nghiêm trọng là thiếu máu ác tính Biermer.

Người ta cho rằng: thoái hoá niêm mạc dạ dày càng nặng thì tỉ lệ ung thư dạ dày càng cao.

1.2.  Chẩn đoán viêm teo niêm mạc dạ dày dựa vào:

+ Triệu chứng chung: cảm giác nặng nề vùng bụng, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng, nhất là sau khi ăn hoặc uống chất kích thích; nóng rát, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn;  ăn không ngon, đại tiện táo lỏng thất thường; gầy sút cân, thiếu máu; hay hồi hộp xúc động; có khi có ngoại tâm thu. Lấy dịch vị lúc đói xác định độ toan thấy giảm.

+ Chẩn đoán xác định: dựa vào kết quả soi dạ dày bằng ống soi mềm, kỹ thuật sinh thiết; và soi trên kính hiển vi.

1.3.   Theo quan niệm của YHCT:

+ Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là bệnh danh của YHHĐ. Y học cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong các phạm trù “ Vị quản bổ mãn”. Tại Hội nghị Trung y toàn quốc lần thứ 3 của Trung Quốc (1985) đã thống nhất bệnh danh y học cổ truyền là: “vị bĩ”. Y học cổ truyền cho rằng, bản chất bệnh là do tiên thiên bất túc, tỳ vị hư nhược, ẩm thực thất tiết lại thêm tinh thần thái quá làm cho tỳ vị giảm chức năng hoá giáng, giảm chức năng vận hoá và chuyển hoá; dẫn đến khí – huyết uất trệ. Phủ vị trường không được nuôi dưỡng đầy đủ, giảm khả năng co bóp. Bệnh tiến triển từ từ.

Thời kỳ đầu, vị thu nạp hoá giáng giảm mộc uất khắc thổ.Đó là chứng “tỳ hư can uất”.

Phương pháp điều trị phải bồi thổ ích trung – thư can hoà vị.

Mặt khác, tỳ vị bất hoà, không kiện vận được dẫn đến thấp thịnh hại tỳ, lâu ngày tỳ dương bị thương tổn, làm cho thấp uẩn hoá nhiệt, nhiệt làm thương âm.Đó là chứng tỳ vị hư hàn hoặc vị âm hao hư pháp. Lúc này điều trị phải ôn trung tán hàn, kiện tỳ hoà vị hoặc dưỡng âm ích vị – thanh hoá thấp nhiệt.

Thời kỳ cuối của bệnh là trung khí hư tổn, khí – huyết uất trệ, khí hư huyết ứ. Phương pháp điều trị phải bổ trung ích khí – hoạt huyết hoá ứ.

+ Nguyên nhân bệnh sinh theo YHCT:

Vị là bể của thủy cốc, là nguồn gốc hoá sinh của khí huyết đồng thời là phủ đa khí đa huyết, ưa thông mà ghét ứ trệ nên bệnh ở vị không chỉ ảnh hưởng đến khí mà còn ảnh hưởng đến huyết gây nên bệnh huyết ứ. Bệnh tuy thuộc vị nhưng lại quan hệ chặt chẽ với tỳ và can: can tàng huyết, vị chủ thu nạp làm chín nhừ thức ăn; can thuộc mộc, vị thuộc thổ; nếu can mất điều đạt thì vị khí uất trệ làm cho huyết hành không được nên sinh đau. Tỳ thống nhiếp huyết, chủ vận hoá, tương quan biểu lý với vị, một thăng một giáng cùng với vị hoá sinh khí huyết. Nếu tỳ khí hư nhược, vận hoá kém, thăng giáng thất thường gây khí – huyết uất trệ lại tại vị. Thời kỳ đầu, đa phần bệnh thuộc khí; thời kỳ sau thường bệnh chuyển đến huyết.

2.    Biện chứng luận trị.

  • Thể can uất tỳ hư:

+ Vị quản chướng đau, đau lan ra 2 bên sườn, ăn uống kém; ăn vào đau tăng, mệt mỏi, gày xanh; hay buồn nôn và nôn, ợ hơi, ợ chua; đại tiện lỏng, nát; lưỡi bệu, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch huyền tế.

+ Phương pháp trị liệu: bổ ích trung thổ – thư can hoà vị.

+ Phương thuốc: “hương xa lục quân tử thang” và “tứ nghịch tán” gia giảm.

2.2.  Thể tỳ vị hư hàn.

+ Tỳ vị hư, lại ăn thức ăn sống lạnh, gặp phải hàn tà làm ngưng trệ dương khí của trung tiêu; vị mất thông giáng ảnh hưởng đến thu nạp thủy cốc và vận hoá tinh hoa thức ăn; thượng vị đau liên miên không có chu kỳ, khi đau đựợc xoa bóp thì dễ chịu (thiện án), khi thời tiết ấm hoặc chườm nóng thì giảm đau; ăn kém, đại tiện phân nát, nôn ra ra nước trong; mệt mỏi vô lực, sợ lạnh, chi lạnh; chất lưỡi nhợt, rìa lưỡi có hằn răng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch trầm tế nhược.

+  Phương pháp điều trị: ôn trung tán hàn – kiện tỳ hoà vị.

+ Phương thuốc thường dùng: hợp phương “hoàng kỳ kiến trung thang” và “lý trung thang” gia giảm.

2.3.      Thể vị âm hư hao:

+ Can khí uất kết, hoá nhiệt, hoá hoả, hoặc hàn tà hoá nhiệt; nhiệt làm tổn thương vị âm dẫn đến vị âm hư hao gây nên: thượng vị đau âm ỉ, liên miên; phiền khát, lười ăn, miệng đắng, họng khô; đại tiện thường táo; chất lưỡi giáng đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn hoặc lưỡi không rêu, lưỡi khô ít tân dịch; mạch huyền hoạt tế hoặc tế sác.

+ Phương pháp điều trị: dưỡng âm ích vị, thanh hoả thấp nhiệt.

+ Phương thuốc thường dùng: hợp phương “ ích vị thang” và “liên phác ẩm” gia giảm.

2.4.Thể khí hư huyết ứ:

+ Bệnh lâu ngày, khí huyết hư sinh ra chứng ứ gây nên: thượng vị đau nhói từng cơn hoặc đau như dao cắt, đau cố định, ấn vào đau tăng (cự án); có thể nôn ra máu hoặc ỉa ra phân đen. Đa số có triệu chứng trung khí bất túc như: mệt mỏi ăn kém, tâm quí, khí đoản; chất lưỡi hồng tím, lưỡi có ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng; mạch trầm, tế, sáp.

+ Phương pháp điều trị: bổ trung ích khí – hoạt huyết hoá ứ.

+ Phương thuốc thường dùng: hợp phương “bổ trung ích khí” và “tứ vật đào hồng thang” gia giảm.

3.    Thuốc nghiệm phương.

  • Theo kinh nghiệm của Thiện Triệu Vĩ (Bắc Kinh, 2000) :

+ Chẩn đoán thể bệnh khí hư huyết ứ dựa vào:

  • Triệu chứng của viêm teo miêm mạc dạ dày (CAG).
  • Triệu chứng huyết ứ (coi trọng dấu hiệu giãn hệ thống tĩnh mạch dưới lưỡi. Dựa vào độ dãn, mầu sắc, độ gấp khúc của hệ thống tĩnh mạch dưới lưỡi, tác giả chia thể khí trệ huyết ứ làm 3 mức độ: nặng, vừa và nhẹ).

+ Điều trị: tuy rằng biểu hiện chủ yếu của bệnh là hư thực thác tạp nhưng hư và ứ là chính. Vì vậy, khi điều trị cần coi trọng pháp hoạt huyết – hoá ứ. Mặt khác ở giai đoạn cuối của bệnh (CAG), thường có biến chứng loét, dịch mật trào ngược vào dạ dày, cũng có thể nhiễm Hp (Helicobacter pylory). Do đó trước hết phải ưu tiên điều trị triệu chứng, đó là áp dụng “cấp trị tiêu”.

+ Phương thuốc hạch tâm:

Đan sâm 30g Hồng hoa 10g
Đương quy 15g Tam thất 6g
Nga truật

+ Gia giảm:

15g Tiên hạc thảo 12g.

– Nếu khí hư thì phải thêm: đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, ý dĩ.

  • Nếu hư hao thì gia thêm: : bào khương, phụ tử chế.
  • Nếu âm hư thì phải thêm: sa sâm, mạch môn đông, thạch hộc.
  • Nếu thấp trọc thịnh thì gia thêm: thương truật, hậu phác, bán hạ, trần bì.
  • Nếu thực trệ thì gia thêm: kê nội kim, sơn
  • Nếu nội nhiệt thì gia thêm: hoàng cầm, bồ công
  • Nếu khí uất thì gia thêm: sài hồ, uất kim, xuyên luyện tử.

Mỗi ngày một thang, uống 2 lần sau bữa ăn 30 phút; 3 tháng là một liệu trình. Một đợt

điều trị dùng 2 liệu trình.

+ Riêng thể huyết ứ, Thiện Triệu Vĩ chia ra 5 mức độ.

  • Khí trệ huyết ứ.

+ Phương pháp điều trị: hành khí, hoạt huyết hoá ứ.

+ Phương thuốc: “Kim linh tử tán” gia giảm:

Xuyên luyện tử 10g Mộc hương 6g
Chỉ xác 9g Huyền hồ 10g
Đan bì 10g Đan sâm 12g.
Xích thược 12g
– Hàn ngưng huyết ứ:

+ Phương pháp điều trị: Ôn vị tán hàn – hành khí hoá ứ.

+ Phương thuốc: “Lương phụ hoàn” gia giảm:

Cao lương khương 10g Hương phụ 12g
Trần bì 10g Đan sâm 12g

Xích thược              12g                        Huyền hồ     12g.

  • Hoả uất huyết ứ:
  • Phương pháp điều trị: thanh nhiệt -hoá ứ – chỉ thống.
  • Phương thuốc: “Hoá can tiễn” gia giảm:
Mẫu đơn bì

Trần bì

Sao chi tử

10g

9g

9g

Thanh bì

Xích thược

Đan sâm

10g

9g

12g

Hương phụ 6g Huyền hồ 10g.
Uất kim 10g
+ Trung hư huyết ứ:
  • Phương pháp điều trị: ôn trung tán hàn – hoá ứ chỉ thống.
  • Phương thuốc “Hoàng kỳ kiến trung thang” gia giảm:
Quế chi

Chích cam thảo

10g

10g

Hoàng kỳ

Sinh khương

12g

10g

Đại táo 0g Xích thược 12g
Đan sâm 12g Quy vĩ 10g
Huyền hồ sách 10g Xuyên luyện tử 10g.
+ Vị lạc ứ trở:
  • Phương pháp điều trị: hoạt huyết hoá ứ – thông lạc chỉ thống.
  • Phương thuốc: “Thất tiếu tán” gia giảm:
Ngũ linh chi 10g Bồ công anh 12g
Quy vĩ 12g Xích thược 10g
Hương phụ 10g Huyền hồ 10g
Đan sâm 10g Đan bì 10g Trần bì    6g

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*