Biện chứng Bát cương: Âm – Dương

Bát cương: Âm – Dương

Âm – dương là 2 cương lĩnh tổng quát để đánh giá xu hướng chung của bệnh, vì các hiện tượng hàn nhiệt hư thực luôn phối hợp với nhau. Sự mất thăng bằng âm dương có 2 hình thức là thiên thắng (âm thịnh, dương thịnh), và thiên suy (âm suy, dương hư, vong âm, vong dương).

1. Âm chứng và dương chứng:

Âm chứng là chứng sinh ra bởi hiện tượng âm thiên thắng, thuộc chứng thực hàn, đó là do âm thịnh sinh nội hàn.

Dương chứng là chứng sinh ra bởi hiện tượng dương thiên thắng, thuộc chứng thực nhiệt, đó là do dương thịnh sinh ngoại nhiệt.

ÂM CHỨNG DƯƠNG CHỨNG
Người lạnh, bụng lạnh Tay chân ấm
Tinh thần mệt mỏi Tinh thần hiếu động
Thở nhỏ, nói nhỏ Thở to, thô
Thích ấm, không khát Sợ nóng, khát nước
Tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng Tiểu tiện đỏ, đục, ít, đại tiện táo
Nằm quay vào trong Nằm quay ra ngoài
Mặt trắng bợt Mặt đỏ
Lưỡi nhợt Lưỡi đỏ
Mạch trầm nhược, hoặc trầm vi Mạch hoạt sác, hoặc phù sác có lực
Điều trị: Trừ hàn Điều trị: Thanh nhiệt tả hoả.

2. Âm hư và dương hư:

– Âm hư phần tân dịch và huyết không đủ. Phần dương trong cơ thể nhân phần âm hư mà nổi lên sinh chứng hư nhiệt, gọi là âm hư sinh nội nhiệt.

– Dương hư do công năng trong cơ thể bị giảm sút, dương khí không ra ngoài được, phần vệ bị ảnh hưởng nên sinh chứng hư hàn, gọi là dương hư sinh ngoại hàn.

ÂM HƯ DƯƠNG HƯ
Triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, đạo hãn, họng khô, gò má đỏ, di tinh Sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, miệng nhạt, liệt dương
Đau nhức trong xương Đau lưng, mỏi gối
Khó ngủ, vật vã Ngủ nhiều, li bì, mệt mỏi
Tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện táo Tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng
Lưỡi đỏ, rêu ít Lưỡi nhợt, rêu trắng
Mạch tế sác Mạch nhược vô lực
Điều trị: Bổ âm, thanh hư nhiệt Điều trị:  Ôn bổ dương

3. Vong âm, vong dương.

– Vong âm là hiện tượng do mất tân dịch quá nhiều (ra mồ hôi, ỉa chảy) mà gây ra. Vì âm và dương nương tựa nhau nên khi mất tân dịch đến giai đoạn nào đó thì âm không nuôi dưỡng được dương mà sinh chứng vong dương, còn gọi là chứng thoát dương (choáng, truỵ tim mạch).

VONG ÂM VONG DƯƠNG
Mồ hôi nóng, mặn, không dính Mồ hôi lạnh, nhạt, dính
Khát, thích uống nước lạnh Không khát, thích uống nước ấm
Tay chân ấm Tay chân lạnh
Lưỡi khô Lưỡi nhuận
Mạch phù vô lực,  mạch xích yếu Mạch phù sác vô lực, rồi mạch vi muốn tuyệt
Điều trị: Dưỡng âm sinh tân Điều trị: Hồi dương cứu nghịch

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*