Cấu tạo của khớp khủy tay
Tại khớp này có 3 vùng xương nhô ra là nơi cho các gân có thể bám vào. Mặt bên ngoài có mỏm lồi cầu ngoài, bên trong thì có mỏm cầu lồi trong. Ngoài ra còn có dây chằng và bao khớp.
- Các dây chằng: là những sợi màu trắng có tác dụng giữ cho khớp khủy tay ở đúng vị trí
- Bao khớp: có nhiệm vụ bao bọc cả 3 mặt khớp.
Bài tập vật lý trị liệu khớp khuỷu tay
Đây là một biện pháp vô cùng hiểu quả tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn của người bệnh ma lựa chọn bài tập phù hợp:
- Đối với người mới phục hồi sau chấn thương: sử dụng các bài tập thụ động
- Bị khớp tình trạng nhẹ sử dụng các bài tập với dụng cụ và động tác phù hợp.
Vận động thụ động
Những bài tập vật lý trị liệu khớp khuỷu tay ở nhóm này thường được áp dụng vào giai đoạn đoạn đầu khi bắt đầu tập vật lý trị liệu. Chúng sẽ giúp duy trì nguyên vẹn tình trạng của khớp cũng như mô mềm. Từ đó ngăn ngừa quá trình kết dính cũng như duy trì tầm hoạt động của khớp. Ngoài ra việc áp dụng các bà i tập vận động thụ động thì cơ của bệnh nhân sẽ có được độ đàn hồi cao hơn. Qua đó tránh được các cơn co rút và hỗ trợ quá trình lưu thông dịch đi nuôi sụn, tăng tuần hoàn tĩnh mạch cũng như sức bền.
Động tác thực hiện: đầu tiên bạn đặt tay ở tư thế giải phẫu. Tiếp đó người thực hiện vật lý trị liệu sẽ cho bệnh nhân thực hiện động tác 1 theo kiểu ngón trỏ. Đó là một tay giữ ở cánh tay người bệnh trong khi đó thực hiện các động tác như gập, duỗi, sấp, quay ngược tay của họ.
Vận động chủ động
Không cần dụng cụ
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu khớp khuỷu tay này cũng sẽ tăng được sức mạnh cũng như thể tích cơ và hoạt động hiệu quả của cơ. Chúng được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình tập vật lý trị liệu.
Người bệnh thực hiện như sau: đầu tiên đặt tay duỗi thằng dọc thân người bàn tay để ngửa. Tiếp đó là chạm bàn tay vào vai cùng bên rồi đưa tay dọc theo thân.
Sử dụng dụng cụ
Gậy, vải dài
Đầu tiên người bệnh nằm chặt 2 đầu gậy sao cho khoảng cách giữa 2 tay cầm rộng ngang vai để bắt đầu bài tập vật lý trị liệu khớp khuỷu tay. Tiếp theo thực hiện động tác quay sấp hoặc quay ngửa và gập duỗi tay. Bằng cách đua gây lên hay xướng theo hương dọc của cơ thể.
Ròng rọc
Trước tiên người bệnh ngồi xuống trong khi cánh tay được nâng đỡ bởi dây rồng rọc treo cố định ở trước hoặc sau trên cùng đường thẳng với cổ tay lúc gập khủy. Tiếp đó thực hiện kéo ròng rọc để tạo ra động tác duổi và gập khủy.
Bàn trượt
Bệnh nhân vẫn cần tập ở tư thế ngồi nhưng cánh tay sẽ được nâng đỡ bởi bàn trượt đã được rắc phấn. Người hướng dẫn hoặc bệnh nhân giữ cánh tay cần gập rồi thực hiện động tác duỗi gập khủy tay.
Mỗi động tác vật lý trị liệu khớp khuỷu tay kể trên bạn nên tập khoảng 15 lần cho mỗi đợt và tùy vào yêu cầu của kỹ thuật viên. Hãy khiên trì thực hiện chắc chắn chúng sẽ có ích với bạn. Chúc bạn thành công.
Để lại một phản hồi