1. Rối loạn cương dương là gì?
Rối loạn cương dương là tình trạng “bất lực”, khó cương cứng hoặc khó duy trì trạng thái cương cứng khi quan hệ tình dục ở nam giới. Tình trạng này cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng khác, do đó, cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa để được can thiệp y tế sớm.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn cương dương khá đa dạng như gồm tâm lý căng thẳng, bệnh tim, tiểu đường, phẫu thuật vùng chậu trước đó, béo phì, huyết áp cao, bệnh thần kinh, mất cân bằng hormone, hút thuốc lá, nghiện rượu, phản ứng phụ của thuốc.
Rối loạn cương dương gây tâm lý mắc cỡ, ngượng ngùng ở nam giới, đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm đối với nữ giới có chồng hoặc bạn tình bị rối loạn cương dương. Nam giới thường có tâm lý ngần ngại khi trao đổi về vấn đề này, cũng như tránh sinh hoạt tình dục và có mặc cảm tội lỗi, tự ti.
2. Triệu chứng của rối loạn cương dương
Những nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương bao gồm:
Các rối loạn làm giảm lưu lượng máu hoặc gây tổn thương đến các dây thần kinh trên dương vật.
Sự tổn thương ở dây thần kinh dương vật có thể là kết quả từ phẫu thuật vùng chậu hoặc bụng (đặc biệt là phẫu thuật tuyến tiền liệt), xạ trị, bệnh cột sống, bệnh tiểu đường, đa xơ cứng hoặc rối loạn thần kinh ngoại biên.
Rối loạn nội tiết tố (như nồng độ thấp bất thường của testosterone) gây rối loạn cương dương.
Các yếu tố khác bao gồm đột quỵ, thuốc lá, rượu và ma túy. Thuốc cũng thường gây rối loạn cương dương (đặc biệt là ở nam giới lớn tuổi) bao gồm thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, một số thuốc an thần, cimetidine, digoxin, một số thuốc lợi tiểu và các loại thuốc bất hợp pháp.
Ngoài ra, các yếu tố tâm lý như bệnh tật, mệt mỏi và stress có thể tác động và gây khó khăn để đạt được sự cương cứng.
Chẩn đoán:
– Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử và khám lâm sàng.
– Ngoài ra, để xác định chắc chắn tình trạng rối loạn cương dương này không phải là triệu chứng của một bệnh lý nghiệm trọng khác có thể cần thực hiện: xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt (PSA), kiểm tra.
3. Nguyên nhân gây rối loạn cương dương
– Các bệnh có tác động lên mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến dương vật như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu…
– Chấn thương vùng chậu, phẫu thuật tuyến tiền liệt…và các nguyên nhân khác làm giảm dẫn truyền thần kinh từ hệ thần kinh trung ương đến dương vật cũng có thể gây rối loạn cương dương.
– Trầm cảm.
– Một số thuốc điều trị tăng huyết áp, chống trầm cảm…cũng có thể gây rối loạn cương dương.
– Ngoài ra, hút thuốc lá, uống rượu, nghiện ma túy, cuộc sống thường xuyên chịu nhiều áp lực cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới rối loạn cương dương.
– Rối loạn cương dương không phải là kết quả tất yếu của quá trình lão hóa, mặc dù, tình trạng này thường xuất hiện ở người lớn tuổi vì thường đi kèm với bệnh tim mạch, đái tháo đường…
4. Biến chứng của rối loạn cương dương
a. Suy giảm khả năng sinh sản
Để tạo ra được hợp tử thì tinh trùng phải được kết hợp với noãn nhưng nếu quý ông mắc chứng rối loạn cương dương do hàm lượng testosterone trong máu giảm. Từ đó, khả năng tình dục cũng suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng dương vật không thể cương cứng hoặc cương cứng không hoàn toàn, khó có thể xuất tinh vào bên trong cổ tử cung của bạn tình.
Mặt khác, nhiều nam giới cũng cảm giác cực khoái nhưng số lượng tinh dịch xuất ra ít và thời gian để cương cứng trở lại dài hơn, chất lượng tinh trùng kém không đảm bảo chất lượng của hợp tử. Điều đó cũng có nghĩa nam giới mất đi khả năng sinh sản tự nhiên.
b. Ảnh hưởng lớn đến tâm lý
Hầu hết các quý ông đều mắc cỡ, ngượng ngùng khi mắc chứng rối loạn cương. Họ không muốn nói đến tình trạng này nên đã tự thu mình, cô lập và trở nên thụ động hơn.
Có nhiều chứng minh cho thấy sự thỏa mãn tình dục làm cho con người từ hung dữ trở nên thuần hậu hơn. Do vậy, khi mắc chứng bệnh này tâm lý của họ sẽ thay đổi từ hiền lành trở nên hung dữ, sống buông thả. Từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ xã giao, bạn bè sẽ hạn chế, trở thành con người tiều tụy cả thể xác lẫn tinh thần.
c. Ảnh hưởng đến bạn tình
Nam giới mắc chứng rối loạn cương dương không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của mình mà còn gây ảnh hưởng đến bạn tình. Lúc này, nam giới sẽ không thực hiện được việc giao hợp hoàn hảo, đồng thời không thể thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu của bạn tình, họ cảm thấy thất vọng, đôi khi dẫn đến việc ngoại tình vì nhu cầu sinh lý đòi hỏi. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các cuộc hôn nhân nhanh chóng đổ vỡ.
5. Điều trị rối loạn cương dương
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương. Các biện pháp điều trị có thể được áp dụng bao gồm: thay đổi lối sống, điều chỉnh tâm lý, thuốc uống, thuốc tiêm vào dương vật, thuốc đặt vào niệu đạo, thiết bị hút chân không, phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo.
Các loại thuốc uống như viagra, tadalafil, vardenafil làm giãn cơ trơn dương vật, tăng lưu lượng máu tới dương vật gây cương cứng. Nhìn chung, các thuốc này cho hiệu quả tốt và tương đối an toàn. Tuy nhiên, cũng có các tác dụng không mong muốn như đau đầu, đau lưng, khó tiêu, nhìn đổi màu nhưng thường không nghiêm trọng. Không nên dùng chung với các thuốc khác có chứa nitrate, chẳng hạn như nitroglycerine chữa đau thắt ngực vì có thể gây hạ huyết áp quá mức, thậm chí gây đau tim.
Thuốc tiêm có thành phần là một chất tương tự hormone sinh dục nam có tác dụng cương dương vào đế hoặc thân dương vật có thể cần thiết nếu việc sử dụng thuốc đường uống không có hiệu quả.
Nếu sợ hoặc không thích tiêm, có thể sử dụng thuốc đặt vào niệu đạo dù không hiệu quả bằng thuốc tiêm. Thuốc sẽ hấp thu vào cơ thể và gây cương.
Thuốc tiêm và thuốc đặt niệu đạo có nhược điểm là mất thời gian chuẩn bị và bảo quản thuốc.
Bơm chân không dương vật có hiệu quả làm tăng lưu lượng máu tới dương vật, gây cương cứng. Lắp một vòng khóa vào đế dương vật để giữ dương vật vẫn cương cứng sau khi rút bơm.
Vòng khóa dương vật giúp kéo dài thời gian cương cứng do làm chậm tốc độ máu thoát đi. Tuy nhiên, không nên lắp lâu hơn 30 phút và cần tháo vòng ngay nếu có các triệu chứng như lạnh tê cứng hoặc cảm giác đau ở dương vật.
Cấy thiết bị hỗ trợ vào cơ thể. Có thể cấy một xilanh vào khoang dương vật, và được bơm căng nhờ chiếc bơm gắn trong bìu. Hoặc cấy một que có thể uốn cong, bán rắn, nằm trong dương vật, có thể dùng tay để nắn thành trạng thái cương cứng hoặc mềm.
Phẫu thuật mạch là phương pháp ít khi được sử dụng trong điều trị rối loạn cương dương, nhưng cũng có thể xem đây là phương án cuối cùng đối với một số bệnh nhân.
6. Phòng ngừa rối loạn cương dương
Chế độ ăn quá ít trái cây và rau quả mà lại dư thừa chất béo, đồ chiên, thức ăn đã qua chế biến có thể làm giảm lượng máu lưu thông trong cơ thể nói chung và giảm lượng máu lưu thông tới dương vật nói riêng. Để giảm thiểu nguy cơ rối loạn cương dương nên thay thế chế độ ăn nguy hại nói trên bằng cách ăn nhiều trái cây, thành phần nguyên hạt, chất béo có lợi như trong đậu phụng, dầu ôliu, cá, rượu vang đỏ.
Thừa cân, béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, kể cả đái tháo đường týp , gây tổn thương dây thần kinh trên toàn cơ thể, kể cả dây thần kinh điều khiển dương vật nên cũng có thể gây rối loạn cương dương.
Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu có thể phá vỡ mạch máu, kể cả các mạch máu nuôi dương vật và hoàn toàn có thể gây ra rối loạn cương dương. Nên thương xuyên kiểm tra huyết áp để có thể phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị tăng huyết áp có thể làm giảm khả năng cương cứng của dương vật.
Chưa có bằng chứng chứng tỏ việc sử dụng bia, rượu hợp lý, điều độ gây ảnh hưởng xấu đến khả năng cương cứng của dương vật. Nhưng việc dùng quá nhiều bia, rượu sẽ làm tổn thương gan, thần kinh, cân bằng hormone sinh dục nam, do đó, cũng có thể gây rối loạn cương dương.
Việc thiết lập và duy trì thói quen luyện tập thể dục vừa sức, thường xuyên như chạy bộ, đi bơi,…có lợi cho việc ngăn ngừa rối loạn cương dương.
Cần thận trong khi thực hiện những động tác có thể gây áp lực lên vùng giữa hậu môn và tinh hoàn ví dụ như đi xe đạp và nhất là đi xe đạp thường xuyên, do có thể ảnh hưởng xấu lên các mạch máu và dây thần kinh ở vùng này.
Khi có những biểu hiện của suy giảm testosterone như giảm ham muốn tình dục, tâm trạng thay đổi thất thường, giảm thể lực nên đi khám chuyên khoa.
Không nên hút thuốc vì nicotin trong thuốc lá có thể làm teo mạch máu và giảm lưu lượng máu tới dương vật.
Nguồn: Thạc sĩ Chung Tuấn Khiêm – BV Bình Dân
Để lại một phản hồi