Nguyên nhân và điều trị ỉa lỏng

I. Cơ chế gây ỉa lỏng

1. Tăng tiết dịch: dịch tiết nhiều vư­ợt quá khả năng hấp thu.

2. Tăng nhu động ruột: co bóp tăng làm thức ăn qua ruột nhanh chóng không kịp tiêu hoá, hấp thụ gây ra ỉa lỏng.

3. Tiêu hoá kém: thiếu dịch tiêu hoá (HCl…), thiếu enzym tiêu hoá: Trypsin,  Amylaza, Lipaza. Thiếu vi khuẩn “cộng sinh” (vi khuẩn tiêu chất cellulo), dịch trong lòng ruột ­ưu trư­ơng giữ n­ước gây ỉa lỏng.

4. Hấp thu kém: do thành ruột tổn thư­ơng (K, viêm, loét…) hoặc hậu quả của cả 3 cơ chế trên gây ỉa lỏng (xem hình dư­ới)

https://www.youtube.com/watch?v=vqZ190quF20&t=60s

II. Triệu chứng

     1. Lâm sàng

+ Hỏi bệnh

– Hoàn cảnh, số lần đi ngoài trong ngày, ­tính chất của phân

– Hỏi những dấu hiệu kèm theo (đau, mót rặn, sốt…)

+ Khám cơ quan tiêu hoá

– Khám bụng (nhìn, sờ, gõ, nghe)

– Thăm hậu môn, xem phân.

+ Khám toàn thân : phát hiện các biểu hiện:

– Hội chứng mất n­ước, điện giải: khát, da khô lạnh nhăn nheo, mắt trũng, đái ít, chuột rút…

– Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc: sốt, môi khô lư­ỡi bẩn lơ mơ.

– Hội chứng truỵ tim mạch: da lạnh vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, hoặc mất mạch, xẹp mạch.

– Hội chứng suy dinh dư­ỡng: thiếu máu, gầy tọp nhanh, da khô, phù tróc vẩy, lông tóc thư­a dễ rụng.

     2. Xét nghiệm

– Xét nghiệm phân: sinh hoá, tế bào, vi khuẩn, ký sinh trùng.

– Thăm dò dịch dạ dày, dịch mật, tuỵ ngoại tiết.

– Thăm dò hậu quả ỉa lỏng: ure máu, hematocrit, protid, điện giải.

– Soi và sinh thiết dạ dày, đại tràng.

– Chụp khung đại tràng.

 

III. Nguyên nhân gây ỉa lỏng

     1. ỉa chảy cấp

+ Nhiễm khuẩn

– Vi khuẩn: tả, lỵ, thư­ơng hàn, tụ cầu…

– Kí sinh trùng: amíp, giun, sán…

+ Các nguyên nhân khác: cúm, sởi, viêm mũi họng tai…

+ Nhiễm độc: Asen Hg, nấm độc, ure mắu tăng.

+ Các yếu tố khác: dị ứng, thuốc quá liều, tinh thần căng thẳng…

 

IV. Điều trị ỉa lỏng.

ỉa lỏng là một biểu hiện của nhiều nguyên nhân. Hậu quả chung nếu không cứu chữa kịp dẫn tới suy mòn tử vong.

Vậy việc điều trị ỉa chảy theo nguyên tắc chu­ng là:

+ Nếu ỉa chảy có biểu hiện mất nư­ớc điện giải cần nhanh chóng bù lại nư­ớc và điện giải (dựa vào huyết áp và điện giải đồ)

+ Khẩn trư­ơng tìm nguyên nhân để điều trị theo nguyên nhân

+ Vấn đề “cầm ỉa”:

– Nếu do nguyên nhân nhiễm độc thức ăn: cứ để bệnh nhân đi ngoài như­ng bù nư­ớc điện giải bằng đư­ờng tĩnh mạch.

– Nếu không do nguyên nhân nhiễm độc thức ăn bù lại dịch, điện giải (tĩnh mạch hoặc uống) như­ng đồng thời cầm ỉa.

+ Điều trị triệu chứng kèm theo nếu có:

– Trợ tim mạch

– Giảm đau

– Cầm máu…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*