I- ĐẠI CƯƠNG
1. Nhắc lại giải phẫu kết mạc
– Kết mạc là một màng mỏng, trong, bóng che phủ một phần nhãn cầu, mặt sau mi mắt.
– Kết mạc được chia ra các phần: kết mạc mi, kết mạc nhãn cầu, kết mạc túi cùng, kết mạc cục lệ.
– Kết mạc có nhiều mạch máu, được chia làm hai lớp: nông và sâu.
2. Nguyên nhân
– Do vi khuẩn, vi rút.
– Tác nhân lý hoá học: gió, bụi, khói, axit, kiềm, tia tử ngoại, chất độc hoá học.
– Di ứng: thuốc, phấn hoa, nấm mốc, nhiều khi không rõ dị nguyên.
3. Điều kiện thuận lợi
– Dùng chung chậu, khăn mặt với người bệnh.
– Khăn mặt chậu rửa, nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm.
– Bàn tay không sạch.
II- TRIỆU CHỨNG
1. Cơ năng
– Đau mắt và/ cộm rát như có cát trong mắt và/ ngứa mắt nên hay dụi mắt
– Dử mắt nhất là khi ngủ dậy, có thể làm cho hai mi mắt dính vào nhau.</spa n>
– Không có, chói, chảy nước mắt hoặc chỉ ở mức độ nhẹ.
– Nhìn không bị mờ.
2. Thực thể
– Kết mạc phù nề, mọng lên có thể phòi qua khe mi; có thể thấy mi sưng nề, mọng đỏ.
– Mạch máu lớp nông của kết mạc xung huyết đỏ gọi là cương tụ kết mạc.
– Dử mắt màu vàng, xanh hoặc vàng nâu. Nếu viêm do dị ứng thì dử màu trong.
– Giác mạc bình thường.
– Thị lực bình thường.
3. Xét nghiệm
– Cấy khuẩn, soi tươi dử mắt thấy vi khuẩn khi viêm do vi khuẩn.
– Xét nghiệm máu: bạch cầu E tăng khi viêm dị ứng.
III- ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
1. Điều trị
* Điều trị tại chỗ, chủ yếu là dùng thuốc tra mắt:
– Thuốc nước: Chloromycetin 4o/oo, Sulfat kẽm 1%… nhỏ mắt 4 – 6 lần/ngày.
– Thuốc mỡ: Tetracyclin 1%/Gentamycin 1%… tra mắt buổi tối trước khi ngủ.
– Viêm kết mạc do dị ứng: nhỏ mắt thuốc chứa Corticoide
* Toàn thân:
– Viêm kết mạc do vi khuẩn : kháng sinh uống hoặc tiêm.
– Viêm kết mạc dị ứng: kháng Histamin tổng hợp.
2. Dự phòng
– Không dùng chung chậu, khăn mặt với người bệnh; khăn mặt của người bệnh cần giặt xà phòng, phơi nắng.
– Rửa tay sạch.
– Nhỏ thuốc phòng bệnh cho người lành.
– Thầy thuốc khi khám phải vệ sinh tay và khử khuẩn dụng cụ tốt tránh lây lan.
Để lại một phản hồi