Giải phẫu khung chậu nữ

I. ĐẠI CƯƠNG
Khung chậu được cấu tạo gồm 4 xương: hai xương chậu ở hai bên, xương cùng và xương cụt. Xương chậu là xương to và dẹt mặt trong xương chậu có đường vô danh chia xương chậu làm hai phần. Phần trên thuộc khung chậu to, phần dưới thuộc khung chậu bé. Đốt cùng trên lồi lên gọi là mỏm đỉnh (mỏm nhô) của xương cùng, khớp với xương cụt.
Bốn xương này khớp với nhau bởi 4 khớp:
– Phía trước là khớp mu (vệ).
– Phía sau là khớp cùng – cụt.
– Hai bên là hai khớp
        Xương chậu giống như một cái phễu có hai phần: Phần rộng trên là khung chậu to, phần hẹp dưới gọi là khung chậu nhỏ rất quan trọng trong sản khoa.
 

II. KHUNG CHẬU TO
1. Cấu tạo
– Mặt trước của cột sống thắt lưng.
– Hai cánh  xương chậu ở hai bên.
– Thành bụng trước và các cơ thành bụng trước.
2. Chỉ số các đường kính khung chậu to của người phụ nữ Việt Nam (đường kính ngoài khung chậu):
– Đường kính trước sau (đường kính Boledocque): đi từ gai đốt sống thắt lưng 5 đến chính giữa bờ trên khớp mu dài 17,5 cm.
– Đường kính lưỡng gai nối liền hai gai chậu trước trên dài 22,5 cm.
– Đường kính lưỡng mào nối liền hai điểm cao nhất, xa nhất của mào chậu dài 25,5 cm.
– Đường kính lưỡng mấu chuyển to của xương đùi dài 27,5 cm.
3. Trám Mi – kê – lic (Michaelis) nối liền 4 điểm
– Trên là gai đốt sống thắt lưng 5.
– Dưới là đỉnh của rãnh trên mông.
– Hai bên là hai gai chậu sau trên.
 Đường kính dọc của hình trám là 11 cm, đường kính ngang là 10 cm. Đường kính ngang cắt đường kính dọc làm hai phần: phần trên 4 cm, phần dưới 7 cm. Nếu trám Michaelis không cân đối nghĩa là các cạnh của hai hình tam giác không đều nhau là khung chậu bị méo.
 
III. KHUNG CHẬU NHỎ
1. Cấu tạo
– Phía sau là khối xương cùng, xương cụt
– Phía trước là mặt sau khớp mu
– Hai bên là ngành xuống của xương chậu
  2. Eo trên
        Được giớ hạn bởi bờ trước mỏm nhô, bờ trước cánh xương cùng, đường vô danh và bờ trên khớp mu.
Các đường kính eo trên  (là đường kính trong của khung chậu).
* Đường kính ngang.
+ Ngang tối đa là 13,5 cm.
+ Ngang giữa là 12,5 cm.
Nói chung ngôi thai ít khi lọt theo hai đường kính này vì gần mỏm nhô.
* Đường kính chéo có hai đường.
+ Chéo trái đi từ khớp cùng chậu trái sang mỏm chậu lược phải dài 12 cm.
+ Chéo phải đi từ khớp cùng chậu phải sang mỏm chậu lược trái:12 cm.
* Đường kính trước sau:
+ Nhô – thượng mu: 11 cm.
 + Nhô – hạ mu dài 12 cm gọi là đường kính lâm sàng vì trên lâm sàng đo được. Cách tính đường kính nhô – hậu mu như sau:
+ Nhô – hậu mu: dài 10,5 cm gọi là đường kính hữu dụng nhưng trên  lâm sàng không đo được.
Nhô – hậu mu = Nhô – hạ mu – 1,5 cm (1,5 cm là bề dầy của xương mu).
Khi nhô – hậu mu: 8,5 – 10 cm là khung chậu giới hạn và < 8,5 cm là khung chậu hẹp thực sự..
3. Eo dưới:được giới hạn bởi phía trước là bờ dưới khớp mu, phía sau là đỉnh xương cụt, hai bên là đỉnh của hai ngành ngồi.
   Các đường kính eo dưới.
+ Đường kính trước sau:
– Đỉnh cụt – hạ mu: dài 9 cm.
– Đỉnh cùng – hạ mu: 11 cm  là đường kính hữu dụng vì khi ngôi thai đè vào eo dưới, do khớp cùng cụt di động được nên xương cụt bị đẩy ra phía làm cho đường kính này có thể lớn hơn .

 

– Đường kính ngang: Lưỡng ụ ngồi dài 11 cm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*