Nghiên cứu về tác dụng hạ Lipid máu của hồ tiêu

Sỏi mật và rối loạn lipid máu là tình trạng nhiều người gặp phải, điều trị có nhiều phương pháp khác nhau, đặc biệt việc tìm đến các loại dược liệu được nhiều người quan tâm vì ít tác dụng phụ. Trong đó hồ tiêu là một hướng mới.

Hồ tiêu (Piper nigrum L., họ Hồ tiêu (Piperaceae)) tên khác là Hạt tiêu, Hắc hồ tiêu, Tiêu. Piperin là hoạt chất sinh học thuôc nhóm alkalonit có nhiều trong hồ tiêu. Tổng hàm lượng piperin theo khối lượng trong hạt tiêu khô trung bình khoảng 4%. Các nghiên cứu xác định rằng Piperine có nhiều tác dụng sinh học như chống oxy hóa, chống viêm, chống hen, chống ung thư, chống trầm cảm, chống amip và chống lại độc tố gan do CCl4

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Dược học châu Âu, giáo sư Nai Hong Chen và các cộng sự đã xác định Piperine có thể ngăn sự hình thành sỏi cholesterol trên chuột. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thiết lập mô hình thí nghiệm với 6 nhóm chuột,:

Sau 10 tuần, chụp hình ảnh túi mật cho thấy ở các nhóm chuột uống dịch chiết piperine, sỏi bùn ít xuất hiện. Đặc biệt, với liều 60mg/kg piperine, sỏi bùn không xuất hiện cho thấy hiệu quả của piperine trong việc ngăn ngừa sỏi mật.

 

Khi tiến hành phân tích mẫu máu thu được từ các nhóm chuột, các nhà khoa học thấy rằng piperine có tác dụng làm giảm lipid máu. Với nhóm chuột dùng dịch chiết piperine 15-60mg/kg, lượng cholesterol, triglycerid đều thấp hơn so với nhóm chuột mẫu không dùng piperine.

Kết quả trên cho thấy triển vọng của việc dùng piperine từ dịch chiết hồ tiêu trong việc bào chế các sản phẩm hỗ trợ điểu trị sỏi mật cholesterol

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*