Phế nham
(ung thư phế quản)
1. Đại cương.
+ Bệnh nguyên phát, bệnh biến tại phế; biểu hiện triệu chứng chủ yếu là: nội phế kết độc, độc thành khối u lưu, hữu hình, hữu chứng, khái thấu, suyễn tức, khí đoản, khái đàm trệ huyết, hung thống phát sốt; kèm theo đau xương khớp, ngón tay biến dạng, bì phu cơ nhục cải biến hoặc phiền khát đa niệu, nam giới vú to lên, thời kỳ sau gầy gò; cổ, nách nhiều hạch (thành đám hoặc kết hòn hoặc xâm lấn dần vào cơ quan hoặc lưu chuyển đến tạng phủ khác để xuất hiện các triệu chứng tương ứng.
+ Nguyên nhân phế nham bệnh: có ngoại cảm tà độc, có nội thương thất tình, có phiêu phong dị thường.
+ Chủ bệnh là : khí cơ không thông, đàm độc nội kết, ứ huyết thương lạc.
+ Về biện chứng phương trị loại trừ nguyên nhân sinh bệnh là thứ yếu, chủ yếu là biện chứng về tà chính hư thực, tiêu bản hoãn cấp, cứu nguy kéo dài đời sống là cơ bản.
- Phế nham đột xuất phải phối hợp Tây y với Y học cổ truyền để điều trị trong thời kỳ đầu; thời kỳ giữa phải phẫu thuật phối hợp với xạ trị, hóa liệu, Trung y dược biện chứng, biện bệnh, phù chính – trừ tà, điều lý diệt độc sẽ nâng cao hiệu qủa điều trị. Sau khi điều trị bằng phóng xạ, hóa chất, phẫu thuật phối hợp với Trung y dược trị sẽ hạn chế phần nào được di căn, tái phát và kéo dài thêm đời sống cho bệnh nhân.
- Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc Tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.
2. Biện chứng luận trị.
- Chứng trị ưu điểm:
Phế nham là loại thũng lưu cao độ ác tính, phát triển nhanh, biến hóa nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, tỷ lệ điều trị khỏi rất thấp, chỉ có kết hợp trung – Tây y, kết hợp phẫu thuật sớm với tia xạ, hoá chất và kế theo là thuốc thảo mộc thì tỷ lệ tử vong sớm sẽ được cải thiện, hiệu qủa điều trị sẽ được nâng cao. Phải xuất phát từ tình hình thực tế trên mỗi người bệnh, biện chứng luận trị chặt chẽ, kết hợp với chọn các thuốc thảo mộc có tác dụng kháng nham phối hợp với thuốc phù chính – trừ tà, điều hòa miễn dịch thì mới hy vọng kéo dài đời sống cho bệnh nhân. Trước mắt, ứng dụng thuốc thảo mộc trong một số phương diện sau:
+ Thời kỳ đầu (nguyên lập nham) chưa hình thành kết hạch có thể dùng đơn thuần thuốc thảo mộc.
+ Đối với 1 số bệnh nhân trong thời kỳ đầu không có ý nguyện, họ không tiếp thu phương pháp điều trị Tây y hoặc là ở thời kỳ sau Tây y đã điều trị mà không hiệu qủa, nên dùng điều trị đơn thuần thuốc Trung y (thuốc Đông y).
+ Phối hợp phẫu thuật sớm, xạ trị, hóa chất trị, phù chính điều lý, giảm độc để tăng hiệu qủa sau phẫu thuật; điều trị củng cố bằng hóa dược hoặc xạ trị. Nguyên tắc điều trị tổng hợp của Trung – Tây y là kết hợp giữa biện chứng với biện bệnh vận dụng tổng hợp châm cứu khí công liệu pháp, nắm chắc quan hệ giữa tà khí và chính khí để trừ tà phù chính. Kết hợp nghiên cứu hiện đại các phương thuốc truyền thống với các thuốc thảo mộc có tác dụng kháng nham có hiệu qủa, phải trị phế là chủ yếu. Ngoài ra còn phải phối hợp mối liên quan phế với các tạng phủ khác theo quan điểm biện chứng trị luận trị chỉnh thể.
2.2. Chứng trạng phương trị:
- Sau phẫu thuật:
+ Phế nham thời kỳ đầu, phần phế nham đã được cắt bỏ, bệnh lý chứng thực đã được loại trừ bằng phẫu thuật, không nhất thiết phải điều trị phóng xạ hoặc hóa dược (hoá chất) mà có thể chọn dùng các thuốc Trung y có tác dụng phù chính – trừ tà điều hòa miễn dịch phối hợp với các thuốc kháng nham thảo mộc.
Biện chứng đặc trưng: thời kỳ đầu sau phẫu thuật, đa số khí hư, âm hư là chủ, số ít có ứ nhiệt, sau hồi phục đa phần là hư chứng ở mức độ khác nhau.
+ Phương pháp trị liệu:
- Sau phẫu thuật: ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt hoạt huyết.
- Khi hồi phục: ích khí dưỡng âm, hóa ứ tán kết.
+ Phương thuốc thường dùng:
- Sau phẫu thuật: sinh mạch ẩm, sa sâm, mạch đông thang, “bổ phế a giao thang” gia giảm
- Khi hồi phục: “Sinh mạch ẩm” gia vị.
2.2.2. Phế nham thời kỳ tiến triển:
+ Là chỉ bệnh có triệu chứng thũng lưu cấp nham rõ rệt, nhưng hình thể còn mập, sinh hoạt thể lực hoạt động, ăn uống chưa có trở ngại, tức là “Tà khí thịnh mà chính khí dương xung”, là thời kỳ chính tà giao tranh.
+ Phương trị: giải độc tán kết, hóa ứ hành khí, hoạt huyết, chỉ huyết, công trục đàm ẩm liễm ngoan khí âm.
+ Phương thuốc:
- Hoàng liên giải độc thang, đạo đàm thang, huyết phụ trục ứ
- Đình lịch đại táo tả phế thang, đại hãm hung thang, ngưu hoàng
2.2.3. Phế nham thời kỳ muộn:
+ Chỉ khối u phát triển lan rộng xâm lấn nhiều, toàn thân suy sụp, gầy gò, mệt mỏi, vô lực, ăn kém, hoạt động sinh hoạt khó khăn, diễn biến phức tạp đa dạng, tà độc nội thịnh gây “chứng hư tà thực” rõ rệt. Vì vậy, thời kỳ này chỉ cần giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng sự sống, kéo dài sự sống là rất quí.
+ Phương pháp trị liệu: ích khí dưỡng âm – kiện tỳ – bổ thận – chỉ khái – hoá đàm – bình suyễn – chỉ thống – chỉ huyết – khai vị…
+ Phương thuốc: “ Bát chân thang”, “nhân sâm dưỡng vinh thang”, “bổ phế thang”, “ sinh mạch ẩm”, “đô khí hoàn”, “đương qui bổ huyết thang”, “sa sâm mạch đông thang”, “qui tỳ thang”, “tả qui hoàn”, “hữu qui hoàn”, “đại bổ âm hoàn”, “tam giác phục mạch thang”.
2.2.4. Y học cổ truyền kết hợp với xạ trị:
Người ta cho rằng, tác dụng phụ của xạ trị thuộc “Nhiệt độc chi tà” khi dùng kéo dài dễ thương âm hao khí, nên thường phối hợp các phương thuốc: “sinh mạch ẩm”, “thanh táo cứu phế thang”, “dưỡng âm thanh phế thang” và “bách hợp cố kim thang”.
2.2.5. Thuốc Y học cổ truyền kết hợp với điều trị hóa chất:
+ Trung y cho rằng, điều trị thuốc hóa chất đa số thuộc hàn lương, số ít có tính ôn nhiệt (thiên về ôn nhiệt) nên sau điều trị thường bị khí – huyết lưỡng thương kèm theo chứng trạng hư hàn, thiểu số có chứng hư nhiệt. Thường sau đợt điều trị hóa chất có phản ứng tiêu hóa, tủy xương bị ức chế, chức năng tâm can thận bị tổn hại, công năng miễn dịch giảm thấp, một số thuốc hóa chất còn gây sốt, xơ hóa phổi, tổn thương các mạt đoạn thần kinh cảm giác. Khi phối hợp với thuốc Trung thảo dược thường khắc phục được tồn tại trên, hạn chế tác dụng phụ và hiệu qủa điều trị được nâng cao.
+ Phương pháp trị liệu: ích khí dưỡng huyết – kiện tỳ bổ thận là chủ, chống phản ứng đường tiêu hóa phải lấy hòa vị giáng nghịch – lý khí tiêu trướng , kết hợp kiện tỳ chỉ tả. Chống tủy xương bị ức chế phải thêm thuốc bổ khí huyết; chống chức năng gan bị tổn thương phải xơ can – lợi đởm; chống chức năng tạng tâm bị tổn hại phải dưỡng tâm – an thần; mạt đoạn thần kinh tổn thương phải dưỡng huyết – tức phong; miễn dịch bị ức chế phải lấy thuốc phù chính là chủ.
+ Phương thuốc thường dùng: “Sinh huyết thang”, “kiện tỳ bổ thận phương”, “nhân sâm dưỡng vinh thang”, “quất bì trúc nhự thang”, “qui tỳ thang”, “kiện tỳ hoàn”, “khai vị tiêu thực thang”, “hương sa lục quân tử thang” và “sâm linh bạch truật hoàn”.
2.3. Phương thuốc kinh nghiệm chữa phế nham:
+ Phương thuốc thường dùng:
Ngư tinh thảo | 20g | Trư phục linh | 15g |
Sa sâm | 5g | Mạch đông | 10g |
Qua lâu | 20g | Ngân hoa | 10g |
Xuyên bối mẫu | 10g | Tử uyển | 10g |
Tiên cước thảo | 30g | Đông hoa | 10g |
Thảo tử sâm | 20g | Nhân sâm | 6g |
Bạch mao đằng | 30g | Bạch hoa sà thiệt | thảo 20g. |
+ Tham khảo phương thuốc trên phải chú ý một số vị thuốc ở Việt Nam sẵn có để trộn thay thế:
Hạ khô thảo 15g Bạch hoa xà thiệt thảo 40g
Thổ bối mẫu 20g Thổ phục linh 30g
Long quí 30g Tiên cước thảo 20g.
Để lại một phản hồi