98. VIÊM RUỘT MẠN (1)
– Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.
– Cách trị: Ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tì vị, sáp tràng.
– Đơn thuốc: Gia vị tứ thần thang.
– Công thức:
Bổ cốt chỉ 12g | Ngô thù du 6g |
Ngũ vị tử 6g | Bạch truật 10g |
Phục linh 10g | Hoàng kỳ 12g |
Đảng sâm 12g | Trần bì 6g |
Ô mai 3 quả | Thạch lựu bì 6g |
Phụ tử 6g | Quế chi 6g |
Sắc uống mỗi ngày 1 tháng.
– Hiệu quả lâm sàng: Lấy “Gia vị tứ thần thang” làm chủ, khi dùng có phần gia giảm. Đã từng chữa nhiều ca viêm ruột mạn, thông thường dùng 3 – 6 thang là khỏi.
– Bàn luận: Trong bài thuốc dùng Bổ cốt chỉ, Phụ tử để bổ mệnh môn, tráng thận dương; Ngô thù du, Quế chi, Nhục đậu khấu, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng kì, Trần bì, Phục linh để ôn tì vị, trợ tiêu hoá, thǎng thanh giáng ngọc; Ngũ vị tử. Ô mai, Thạch lựu bì để liễm trường, chỉ tả, làm cho dù đi ngoài lâu ngày cũng có thể dứt.
99. VIÊM RUỘT MẠN (2)
– Biện chứng đông y: Khí trệ thấp trở.
– Cách trị: Hành khí hóa ứ, thêm thảm thấp nhuyễn kiên.
– Đơn thuốc: Khổ sâm thang.
– Công thức:
Khổ sâm 6 – 9g | Đương qui 10g |
Xích thược 12g | Đại hoàng (chế) 6-9g |
Mộc hương (nướng) 9g | Hải tảo 15g |
Đào nhân 9g | Xuyên phác 5g |
Bạch truật (sống) 10g |
Sắc uống mỗi ngày 1 tháng. Đại tiện lỏng thêm Sơn tra nhục 10g, đại tiện bí thêm Đại ma nhân 12g.
100. VIÊM RUỘT MẠN (3)
– Biện chứng đông y: Khí của tì vị vận hóa thất thường, vị khí cực hư.
– Cách trị: Bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát.
– Đơn thuốc: Chân nhân dưỡng tạng thang.
– Công thức:
Đảng sâm 12g | Bạch truật 10g |
Cam thảo nướng 3g | Đương qui 6g |
Bạch thược 12g | Nhục quế 6g |
Nhục đậu khấu 10g | Mộc hương 6g |
Kha tử 12g | Túc xác 6g |
Can khương 6g |
Sắc uống, ngày 1 thang.
– Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nam, 30 tuổi, công nhân. Hơn 3 nǎm lại đây, ngày đêm ngâm ngẩm đau bụng, ỉa chảy mỗi ngày 5 – 6 bận, đã chữa chạy nhiều mà không khỏi. Chẩn đoán là viêm ruột mạn tính, từng đến bệnh viện tiêm tĩnh mạch cloramphenicol, lại uống Tứ thần hoàn, hơn 100 thang Phụ tử lý trung hoàn thang, nhưng bệnh lúc đỡ lúc lại nặng, mãi mà không khỏi. Bệnh nhân thân thể gầy còm, sợ rét, tứ chi lạnh giá, không muốn ǎn, ǎn xong là đi lỏng, chất lưỡi non, rêu trắng dầy, mạch trầm trì tế nhược, thuộc chứng tì thận dương hư, không có sức vận hóa. Tì vị hư thì không tiêu hóa thức ǎn, vận hóa tinh vi dược. Tì thận dương hư, thì âm thủy không hóa lâu dần thành ra đi ngoài lúc canh nǎm, bệnh không dứt sẽ tiến tới chứng hoạt thoát. Chứng tỏ khí của tì vị vận hóa bất thường, vị khí cực hư. Chữa nên bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát. Cho uống 5 thang bài Chân nhân dưỡng tạng thang, sau khi dùng thuốc chứng đau bụng và đi ngoài lúc canh nǎm có chuyển biến tốt rõ rệt, nhưng ngày vẫn đi lỏng 1-3 lần. Bài thuốc đã có công hiệu, nên nguyên phương thêm Phụ phiến 6g, Bổ cốt chỉ 10g, để ôn bổ thận dường, ích tì cốt thoát, dùng liền 10 thang. Uống thuốc xong, tứ chi trở nên ấm, ỉa lỏng ngừng, đại tiện đã bình thường, ǎn uống tǎng lên. Vì vậy bỏ vị can khương, cho uống tiếp 10 thang nữa để củng cố hiệu quả. Hai tháng sau thǎm lại mọi thứ đều tốt.
Để lại một phản hồi