BÁT MẠCH KỲ KINH : MẠCH ĐỐC – MẠCH DƯƠNG KIỂU

A. MẠCH ĐỐC

1. Lộ trình đường kinh
− Mạch Đốc bắt nguồn từ Thận, chạy đến huyệt Hội âm, chạy tiếp đến huyệt Trường cường. Từ đây đường kinh chạy tiếp lên trên dọc theo cột sống đến cổ tại huyệt Phong phủ (từ đây đường kinh có nhánh đi sâu vào não), chạy tiếp lên đỉnh đầu đến huyệt Bách hội, vòng ra trước trán, xuống mũi, môi trên (huyệt Nhân trung) và Ngân giao ở nướu răng hàm trên.
Từ huyệt Phong phủ (ở gáy), có nhánh đi ngược xuống 2 bả vai để nối với kinh cân của Túc thái dương Bàng quang, chạy tiếp xuống mông và tận cùng ở bộ sinh dục – tiết niệu. Từ đây (từ huyệt Trung cực) xuất phát 2 nhánh:
− Nhánh đi lên trên: theo kinh cân Tỳ đến rốn. Tiếp tục đi lên theo mặt sau thành bụng, qua Tâm, xuất hiện trở ra ngoài da ở ngực để nối với kinh cân của Bàng quang ở ngực, chạy tiếp đến cổ, mặt, đi sâu vào đồng tử và chấm dứt ở huyệt Tình minh.
− Nhánh đi xuống: theo bộ phận sinh dục – tiết niệu đến trực tràng, đến mông (nối với kinh cân Bàng quang tại đây) rồi chạy ngược lên đầu đến tận cùng ở huyệt Tình minh (từ đây đi sâu vào não). Lại theo kinh chính Thận đi xuống đến thắt lưng ở huyệt Thận du rồi cho nhánh đi vào Thận.

2. Những mối liên hệ của mạch Đốc
Mạch Đốc nhận tất cả kinh khí từ các đường kinh dương của cơ thể (bể của các kinh dương). Mạch Đốc cùng với tất cả những kinh dương (thái dương, dương minh, thiếu dương) hòa hợp với nhau và tạo thành dương của cơ thể.
Mạch Đốc có tác dụng:
− Điều chỉnh và phấn chấn dương khí toàn thân.
− Duy trì nguyên khí của cơ thể.

3. Triệu chứng khi mạch Đốc bị rối loạn
Tùy theo tình trạng thực hay hư mà có biểu hiện khác nhau:
− Trong trường hợp thực: đau và cứng cột sống.
− Trong trường hợp hư: cảm giác đầu trống rỗng, váng đầu.
Những triệu chứng kèm theo khi mạch Đốc rối loạn có liên quan chặt chẽ đến những nhánh của mạch Đốc:
     + Đau thắt lưng kèm sốt cơn; nếu bệnh nặng, người bệnh có cảm giác lưng cứng như gỗ kèm không giữ được nước tiểu (Thiên 41, sách Tố vấn).
     + Đau vùng hố chậu lan lên ngực.
     + Đau vùng tim lan ra sau lưng. Thiên 58, sách Tố vấn… “Khi mất cân bằng giữa âm và dương, làm xuất hiện tâm thống lan ra trước hoặc ra sau, lan xuống hạ sườn kèm có cảm giác khí dồn lên trên (thượng tiêu)”.
− Châm cứu đại thành nêu lên những triệu chứng khá cụ thể như:
+ Đau lưng, đau thắt lưng, đau các chi, cứng cổ, trong trường hợp trúng phong: co giật, mất tiếng nói.
+ Cứng và run các chi.
+ Đau đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đau răng, sưng hầu họng.
+ Cứng ưỡn lưng, tê các chi.

4. Huyệt khai (giao hội huyệt) của mạch Đốc và cách sử dụng
Huyệt Hậu khê, nằm trên đường tiếp giáp da gan và mu bàn tay, bờ trong bàn tay ngang với đầu trong đường văn tim, là huyệt khai của mạch Đốc. Huyệt có quan hệ với huyệt Thân mạch (quan hệ chủ – khách).

Phương pháp sử dụng:
− Trước tiên là châm huyệt Hậu khê.
− Kế tiếp là châm những huyệt trị triệu chứng.
− Cuối cùng chấm dứt với huyệt Thân mạch.

– Mạch Đốc có những đặc điểm:
+ Mạch khác kinh có huyệt riêng của mình (không mượn huyệt của các đường kinh khác để đi).
+ Phân bố chủ yếu toàn bộ vùng lưng và đầu (phần dương của cơ thể).
+ Phân bố sâu trong phủ kỳ hằng: não.
+ Ngoài ra còn có phân bố ở vai, bụng dưới, ngực (phần trước của thân).
– Do những đặc điểm phân bố trên mà rối loạn mạch Đốc sẽ có những biểu hiện:
+ Những triệu chứng của dương hư, khí hư: đầu trống rỗng, váng đầu.
+ Những triệu chứng không chỉ ở thắt lưng, lưng, cổ gáy mà cả những triệu chứng ở bụng dưới, ngực (phần trước của thân).
– Giao hội huyệt của mạch Âm kiểu: Hậu khê.

B. MẠCH DƯƠNG KIỂU

1. Lộ trình đường kinh
Mạch Dương kiểu xuất phát từ huyệt Thân mạch, nằm dưới mắt cá ngoài, chạy đến huyệt Bộc tham, chạy lên theo mặt ngoài cẳng chân đến huyệt Dương phụ, chạy tiếp lên theo mặt ngoài đùi, mông nối với kinh chính Đởm tại huyệt Cự liêu. Từ động mạch Dương kiểu chạy tiếp theo mặt ngoài thân đến vai nối với kinh chính Tiểu trường và mạch Dương duy tại huyệt Nhu du, nối với kinh Tam tiêu tại huyệt Kiên liêu và kinh chính Đại trường tại huyệt Cự cốt; sau đó nối với kinh Vị và mạch Nhâm tại huyệt Địa thương, Cự liêu và Thừa khấp. Chạy tiếp lên trên đến khóe mắt trong tại huyệt Tình minh, chạy tiếp lên trán, vòng ra sau gáy để tận cùng tại huyệt Phong trì.

2. Những mối liên hệ của mạch Dương kiểu Mạch Dương kiểu có quan hệ với:
− Tất cả những kinh dương chính của tay và chân: liên hệ với kinh Đởm tại huyệt Dương phụ, Cự liêu, liên hệ với kinh Bàng quang tại huyệt Bộc tham, Thân mạch, liên hệ với kinh Vị tại huyệt Địa thương, Cự liêu, Thừa khấp; liên hệ với kinh Tiểu trường tại huyệt Nhu du; liên hệ kinh Tam tiêu tại huyệt Kiên liêu và kinh Đại trường tại huyệt Cự cốt.
− Mạch Âm kiểu tại huyệt Tình minh. Trương Cảnh Thông chú“Mạch âm kiểu đi từ chân lên trên ứng với địa khí tăng lên, cho nên ở người con gái phải tính vào số âm. Mạch âm kiểu lên để thuộc vào khóe mắt trong và hợp với mạch Dương kiểu để lên trên, đó là Dương kiểu thọ khí của âm kiểu để từ chân tóc đi xuống đến chân, ứng với thiên khí trên đường giáng xuống dưới, vì thế người con trai phải tính vào số dương”.

3. Triệu chứng khi mạch Dương kiểu rối loạn
Trong tài liệu Trung y học khái luận: “Mạch Dương kiểu có bệnh, âm (thủy) suy hư, dương (hỏa) thực nên người bệnh mất ngủ”.
Triệu chứng chủ yếu này có thể có kèm theo (hoặc không) những tình trạng sau:
− Đau thắt lưng như bị đập, có thể kèm sưng tại chỗ (sách Tố vấn, chương 41).
− Đau mắt, chảy nước mắt, luôn khởi phát từ khóe mắt trong (sách Tố vấn, chương 43).
− Triệu chứng mạch Dương kiểu theo tài liệu Châm cứu đại thành:
     + Cứng cột sống.
     + Phù các chi.
     + Đau đầu, đau mắt, sưng đỏ mắt, đau vùng mi mắt.
     + ít sữa.

4. Huyệt khai (huyệt giao hội) của mạch Dương kiểu và cách sử dụng
Huyệt Thân mạch (1 thốn dưới mắt cá ngoài), là huyệt khai của mạch Dương kiểu. Huyệt Thân mạch có quan hệ với huyệt Hậu khê trong mối quan hệ chủ – khách.

Phương pháp sử dụng:
− Trước tiên là châm huyệt Thân mạch.
− Kế tiếp là châm những huyệt trị triệu chứng.
− Cuối cùng chấm dứt với huyệt Hậu khê.

– Mạch Dương kiểu có đặc điểm: mạch đi từ mắt cá ngoài đến khóe mắt trong. Lộ trình của mạch Dương kiểu theo phần dương của cơ thể (mặt ngoài chi dưới, hông sườn, mặt bên mặt và đầu).
– Mạch Dương kiểu được chỉ định trong điều trị những trường hợp dương khí thịnh (âm khí hư suy): mất ngủ.
– Những huyệt mà mạch Dương kiểu mượn đường để đi: Dương phụ, Cự liêu (Đởm); Bộc tham, Thân mạch (kinh Bàng quang); Địa thương, Cự liêu, Thừa khấp (kinh Vị); Nhu du (kinh Tiểu trường); Kiên liêu (kinh Tam tiêu) và Cự cốt (kinh Đại trường)
– Giao hội huyệt của mạch Dương kiểu: Thân mạch

MẠCH ĐỐC

(có 28 huyệt)

A. Đường đi: Bắt đầu từ vùng tầng sinh môn qua Trường cường dọc cột sống lên huyệt Phong phủ vào não, lên đỉnh đầu sang trán đến mũi, chân răng hàm trên.

Mạch Đốc có tác dụng:

– Điều chỉnh và phấn chấn dương khí toàn thân (bể của các kinh Dương)

– Đảm bảo sự liên hệ giữa hai thận với mệnh môn, để duy trì nguyên khí của thân thể.

– Liên lạc với kinh Can.

B. Biểu hiện bệnh lý: Cột sống vận động khó, nếu bệnh nặng thì thành uốn ván hoặc đầu váng lưng yếu.

C. Trị các chứng bệnh: Cứng lưng, uốn ván do bệnh não, chứng bệnh các tạng phủ gần đường đi của mạch.


 

TRƯỜNG CƯỜNG

( Huyệt lạc nối với mạch Nhâm. Hội của mạch Đốc với kinh Thiếu âm -Thiếu dương ở chân)

Vị trí: Ở đầu chót xương cụt ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy).

Lấy ở chỗ lõm sau hậu môn và trước đầu xương cụt 0,3 tấc.

Giải phẫu: Huyệt ở trên đường thớ cơ hậu môn xương cụt, có cơ thắt ngoài hậu môn và

Nâng hậu môn( phần thắt) bám vào đường thớ này. Vào sâu là khoang dưới phúc mạc.

Thần kinh vận động cơ do nhánh đáy chậu của dây thần kinh thẹn trong.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.

Tác dụng:
     – Tại chỗ: Sa trực tràng, trĩ, ỉa ra máu.

     – Theo kinh: Đau cột sống.
     – Toàn thân: Đái đục, đái khó, điên cuồng.
 

Cách châm cứu: Châm 0,3- 0,5 tấc. Cứu 10-30 phút.

Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức mạnh quanh hậu môn và xương cụt.

Tránh châm thấu qua thành sau trực tràng.

 

YÊU DU

Vị trí:  Ở dưới đốt xương sống thứ 21 ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Lấy ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống cùng 4 hay ở chính giữa đường nối 2 lỗ cùng 4.

Giải phẫu: Dưới da là cân ngực- thắt lưng của cơ lưng to cân của khối cơ chung ở rãnh cột sống, dây chằng cùng cụt và mõm gai đốt sống cùng 4.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của thần kinh sống.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5.

Tác dụng:
– Tại chỗ: Đau vùng xương cùng.

     – Theo kinh: Đau lưng, đau cột sống.
     – Toàn thân: Đái đục, kinh nguyệt không đều.
Cách châm cứu: Mũi kim chếch lên, luồn vào ống xương cùng sâu 0,5-0,8 tấc.Cứu 15 phút

 
 

 

DƯƠNG QUANG

Vị trí:  Ở dưới đốt xương sống thứ 16 ( Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Lấy ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 4.

Giải phẩu: Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, chỗ bám cân khối cơ chung. Rãnh cột sống, cơ ngang – gai dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng,Ống sống. Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.

Tác dụng:
     – Tại chỗ: Đau vùng thắt lưng.

     – Toàn thân: kinh nguyệt không đều, khí hư, Di mộng tinh, đau dây thần kinh tọa.

Cách châm cứu: Kim chếch lên, luồn dưới mõm gai, hướng về khoảng gian đốt thắt lưng 4-5, sâu 0,3 – 1 tấc. Cứu 10-20 phút.

 
 

MỆNH MÔN

Vị trí:  Ở dưói đốt xương sống thứ 14 ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Lấy ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2.

Giải phẫu: Dưới da là cân ngực- thắt lưng của cơ lưng to, chỗ bám của cơ răng bé sau dưới, cơ gian gai, cơ ngang gai, dây chằng gian gai, dây chằng trên gai, dây chằng vàng ống sống.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sống.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.

Tác dụng:
     -Tại chỗ: Đau vùng thắt lưng, cứng hay yếu thắt lưng.

     – Theo kinh: Đau lưng, đau đầu.
     – Toàn thân: Chân hỏa hư ( lạnh từ đầu gối trở xuống), di mộng tinh, liệt dương,
Khí hư, đái đục, sốt không ra mồ hôi, trẻ em lên cơn giật, uốn ván.

Cách châm cứu: Kim chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống

thắt lưng 2-3, sâu 0,3-1 tấc. Cứu 10-40 phút.

 
 

HUYỀN KHU

Vị trí: Ở dưới đốt xương sống thứ 13 (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Lấy chỗ lõm dưới đầu gai đốt sống thắt lưng 1.

Giải phẫu: Dưới da là cân ngực- thắt lưng của cơ lưng to, chỗ bám của cơ răng bé sau dưới, cơ gian gai, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sống.

Da vùng huyệt chi phối bới tiết đoạn thần kinh D 10.

Tác dụng:
     – Tại chỗ: đau cứng cột sống vùng thắt lưng.

     – Theo kinh: Đau lưng.
     – Toàn thân: ăn không tiêu, ỉa chảy.
Cách châm cứu: Kim chếch lên trên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt

sống thắt lưng 1-2, sâu 0,3 – 1 tấc. Cứu 10-40 phút.

 

 

TÍCH TRUNG

Vị trí:  Ở dưới đốt xương sống thứ 11 ( Giáp ất, Đồng nhân)

Lấy chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 11.

Giải phẫu: Dưới da là chỗ bám của gân cơ thang, cân ngực- thắt lưng của cơ lưng to,

cơ răng bé sau dưới, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu

Và các nhánh của dây thần kinh sống. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.

Tác dụng:
 Tại chỗ: Đau cột sống lưng.

     – Toàn thân: Nấc, nôn ra máu, cơn đau dạ dày, vàng da, ỉa chảy, lòi dom, động kinh.

 
 

TRUNG KHU

Vị trí: Ở dưới đốt xương sống thứ 10 ( Kim giám)

Lấy ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 10.

Giải phẫu: Dưới da là gân cơ thang, cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.

Thần kinh vận động cơ như huyệt Tích trung.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.

Tác dụng:
     – Tại chỗ: Đau cột sống.

     – Toàn thân: Đau dạ dày , mắt nhìn kém.
Cách châm cứu: Kim chếch lên trên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt

sống lưng 10-11, sâu 0,3-1 tấc. Cứu 10-15 phút.

 

CÂN SÚC

Vị trí: ở dưới đốt xương sống thứ 9 ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Lấy ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 9.

Giải phẫu: Dưới da là gân cơ thang, cân ngực- thắt lưng của cơ lưng to, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng,ống sống.

Thần kinh vận động cơ như huyệt Tích trung.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.

Tác dụng:
     – Tại chỗ: Đau lưng.

     -Theo kinh: Đau thắt lưng.

     -Toàn thân: Động kinh, uốn ván, thao cuồng, giật mắt, đau dạ dày.

Cách châm cứu: Kim chếch lên trên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt

sống lưng 9-10, sâu 0,3-1 tấc. Cứu 10-30 phút.

 

CHÍ DƯƠNG

Vị trí: Ở dưới đốt xương sống thứ 7 ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Lấy ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 7. Hoặc lấy ở điểm gặp nhau của

đường nối 2 đầu mỏm xương bả vai và đường dọc chính giữa cột sống.

Giải phẫu: Dưới da là gân cơ thang, cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ gai dài của

lưng, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng,ống sống.

Thần kinh vận động cơ như huyệt Tích trung.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.

Tác dụng:
     – Tại chỗ: Đau lưng.

     -Toàn thân: Vàng da, sôi bụng, không muốn ăn, ho suyễn, đau ngực.

Cách châm cứu: Kim chếch lên trên, luồn kim dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian

đốt sống lưng 7-8, sâu 0,3-0,8 tấc. Cứu 10-15 phút.

 

LINH ĐÀI

Vị trí: Ở dưới đốt xương sống thứ 6 ( Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Lấy ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 6.

Giải phẫu: Dưới da là gân cơ thang, cân ngực- thắt lưng của cơ lưng to, cơ gai dài của lưng, cơ ngang gai,dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng ống sống.

Thần kinh vận động cơ như huyệt Tích trung.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.

Tác dụng:
     – Tại chỗ: Đau lưng.

     -Theo kinh: Cứng gáy.

     -Toàn thân: Hen suyễn .

Cách châm cứu: Kim chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống

lưng 6-7, sâu 0,3-0,8 tấc . Cứu 10-15 phút.

 
 

THẦN ĐẠO

Vị trí: Ở dưới đốt xương sống thứ 5 (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Lấy ở chỗ lõm dưới đầu mõm gai đốt sống lưng 5.

Giải phẫu: Dưới da là gân cơ thang, cơ gai dài của lưng, cơ ngang – gai dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.

Thần kinh vận động cơ như huyệt Tích trung.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.

Tác dụng:
– Tại chỗ: Đau cứng lưng.

     -Toàn thân: Sợ hãi, hồi hộp, hay quên, ho, trẻ con co giật, sốt kèm sợ lạnh.

Cách châm cứu: Kim chếch lên, luồn dưới mõm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống

lưng 5-6, sâu 0,3-0,8 tấc. Cứu 10-15 phút.

 
 

THÂN TRỤ

Vị trí: Ở dưới đốt xương sống thứ 3. (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy)

Lấy ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 3.

Giải phẫu: Dưới da là gân cơ thang, gân cơ trám (hay cơ thoi), cơ gối cổ cơ gai dài của lưng, cơ ngang – gai dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng, ống sống.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh của đám

rối cổ, các nhánh của thần kinh sống.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.

Tác dụng:
 Tại chỗ: Đau cứng lưng.

     – Toàn thân: Sốt cao,nói sảng, cuồng, kinh giật, quyết lạnh tay chân ở trẻ con, uốn ván, chắp lẹo mắt.

Cách châm cứu: Kim chếch lên,luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống

lưng 3-4,sâu 0,3-0,8 tấc. Cứu 10-15 phút.

 

ĐÀO ĐẠO

( Hội của mạch Đốc và kinh Thái dương ở chân)

Vị trí: Ở chỗ lõm dưới huyệt Đại chùy ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy)

Lấy ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 1 hoặc dùng phương pháp xác định

Huyệt Đại chùy rồi lấy xuống dưới 1 đốt sống.

Giải phẫu: Dưới da là gân cơ thang, gân cơ trám (cơ thoi), gân cơ răng bé sau-trên,

cơ gối đầu, cơ gai dài của lưng, cơ ngang-gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai,

dây chằng vàng, ống sống.

Thần kinh vận động như huyệt Thân trụ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

Tác dụng:
– Tại chỗ và theo kinh: Đau đầu, đau cột sống, yếu lưng, yếu cột sống.

     -Toàn thân: sốt rét, cảm cúm, sốt âm, ra mồ hôi trộm, hoảng hốt.

Cách châm cứu: Kim chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống

lưng 1-2, sâu 0,3-0,8 tấc. Cứu 10-15 phút.

 

ĐẠI CHÙY

( Hội của mạch Đốc với sáu kinh dương )

Vị trí: Ở chỗ lõm trên đốt xương sống thứ 1 (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Khi cúi đầu, phần dưới cổ nổi lên từ 1 đến 3 u xương tròn, đặt lên mỗi u xương một ngón tay, bảo người bệnh cúi, ngữa và quay đầu vòng tròn. Đốt nào động dưới ngón tay nhiều là đốt sống cổ 7. Lấy huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai đốt này.

Giải phẫu: Dưới da là gân cơ thang, gân cơ trám, gân cơ răng bé sau-trên, cơ gối đầu, cơ gian gai, cơ ngang gai, dây chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chằng vàng,ống sống.

Thần kinh vận động cơ như huyệt Thân trụ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.

Tác dụng:
-Tại chỗ: Đau cứng cổ gáy, đau cứng lưng, đau đầu.

     -Toàn thân: mệt mõi, sốt rét, cảm cúm ho, đau sườn, đau tức ngực, nhiều đờm dãi, tiết ứ dịch phế quản. Phòng bệnh: Nâng cao sức đề kháng.

Cách châm cứu: Kim chếch lên, luồn dưới mỏm gai, hướng vào khoảng gian đốt sống

Cổ 7- lưng1, sâu 0,5- 1 tấc. Cứu 10-15 phút.

Chú ý: châm đắc khí thấy căng, tức tại chỗ, hoặc chạy theo dọc cột sống có khi lan

sang 2 bên vai.

Kết hợp với Giản sử để chữa sốt rét. Kết hợp với Phế du để chữa tiết ứ dịch phế quản

Trong các hội chứng cấp.Trong tiết ứ dịch phế quản, khi vê kim để kích thích, nếu người bệnh có phản ứng thở dội lên thì thường có kết quả tốt.
 

Á MÔN

( Hội của mạch Đốc và mạch Dương duy )

Vị trí: Ở trong chân tóc gáy, chỗ lõm và mềm ( Giáp ất), chân tóc gáy lên 0,5 tấc (Đại thành)

Nếu có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy và trên chân tóc 0,5 tấc. Nếu không

có chân tóc gáy, lấy huyệt ở chỗ lõm giữa gáy dưới huyệt Phong phủ 0,5 tấc phía dưới

mỏm gai của đốt đội (đốt sống cổ 1)

Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ bám gai hay cơ rối to, cơ thẳng sau đầu to,màng đội – trục sau, ống sống.

Thần kinh vận động cơ do ngành sau của dây thần kinh sống cổ trên và nhánh của dây sọ não số XI. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.

Tác dụng:
– Tại chỗ: Đau vùng gáy.

     – Theo kinh: Đau cứng cột sống, chảy máu mũi không cầm.
     – Toàn thân: Điên cuồng, mất tiếng đột ngột, câm, cứng lưỡi nói không rõ tiếng,
lưỡi rụt, lưỡi teo.

Cách châm cứu: Châm thẳng, sâu 0,3-0,4 tấc, không cứu

Chú ý: Không châm sâu hoặc chếch lên trên vì phía trước là hành tủy, châm chạm vào

Hành tủy rất nguy hiểm, có thể gây ngừng hô hấp hoặc ngừng tim tức khắc.

 
 

PHONG PHỦ

( Hội của mạch Đốc với Dương duy và kinh Thái dương ở chân)

Vị trí: Ở trên gáy, từ chân tóc đi lên một tấc, trong gân lớn ( Giáp ất)

Lấy chỗ lõm giữa gáy và ở trên chân tóc gáy một tấc. Ở giữa khe của xương chẩm và

đốt đội (đốt sống cổ 1); khi cúi đầu gân cơ thang nổi lên ở chỗ bám vào hộp sọ, khi

ngửa đầu chỗ khe xương lõm xuống có thể sờ được đáy hộp sọ, huyệt ở chỗ lõm giữa

2 cơ thang, ngang với đáy hộp sọ.

Giải phẫu: Dưới da là gân cơ thang, cơ bán gai hay cơ rối to, cơ thẳng sau đầu bé, màng chẩm-đội sau và ống hành tủy.

Thần kinh vận động cơ do ngành sau của 3 dây thần kinh sống cổ trên và nhánh của

dây thần kinh sọ não số XI.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Tác dụng:
– Tại chỗ: Đau đầu, đau cứng gáy.

     – Theo kinh: Lòi dom, sa tử cung, ngạt mũi.

     -Toàn thân: Trúng phong, hay quên, ù tai, hoa mắt, điên cuồng, người lạnh toát, tim hồi hộp đập nhanh.

Cách châm cứu: Châm thẳng sâu 0,3-0,4 tấc. Không cứu.

Chú ý: như huyệt Á môn.

 
 

NÃO HỘ

( Hội của mạch Đốc và kinh Thái dương ở chân)

Vị trí: Ở trên xương chẩm, dưới huyệt Cường gian 1,5 tấc ( Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Lấy chỗ lõm ngay dưới ụ chẩm ngoài.

Giải phẫu: Dưới da là cân hộp sọ, chỗ bám của gân cơ thang và gân cơ rối to hay cơ

bán gai. Mào chẩm ngoài của xương chẩm.

Thần kinh vận động cơ do nhánh của dây thần kinh sọ não số XI và nhánh của dây cổ 2.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Tác dụng:
 Tại chỗ và theo kinh: Đau cứng cổ gáy, váng đầu.

     – Toàn thân: Điên cuồng , cận thị.

Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da sâu 0,2-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.

Chú ý: Tránh châm vào xương.

 
 

CƯỜNG GIAN

Vị trí: Ở dưới huyệt Hậu đỉnh 1,5 tấc (Gíáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Lấy ở điểm giữa của đoạn nối huyệt Phong phủ với huyệt Bách hội.

Giải phẫu: Dưới da là cân sọ, dưới cân là xương sọ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Tác dụng:
 Tại chỗ và theo kinh: Đau đầu, cứng gáy.

     – Toàn thân: Điên cuồng, hoa mắt.

Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0,2-0,5 tấc. Chú ý: tránh châm vào xương.

 

 

HẬU ĐÍNH

Vị trí: Ở dưới huyệt Bách hội 1,5 tấc (Gíáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Lấy ở giữa huyệt Cường gian và huyệt Bách hội.

Giải phẫu: Dưới da là cân sọ, dưới cân là xương sọ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đọan thần kinh C3.

Tác dụng:
– Tại chỗ và theo kinh: Đau đầu.

     -Toàn thân: Điên cuồng, kinh giật, choáng váng.

Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0,2-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.

Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức, tê tại chỗ, hay theo đường kinh.

Tránh châm vào xương.

 

BÁCH HỘI

(Hội của mạch Đốc với 6 kinh Dương)

Vị trí: Ở phía sau huyệt Tiền đình 1,5 tấc. ChíNh giữa xoáy tóc (Gíáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
Gấp hai vành tai về phía trước. Huyệt ở điểm gặp nhau của 2 đường vuông góc. Một

đường ngang qua đỉnh vành tai và một đường dọc qua giữa đầu. Sờ thấy một khe xương lõm xuống.

Giải phẫu: Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.

Tác dụng:
– Tại chỗ và theo kinh: Đau đầu, ngạt mũi, sa trực tràng, sa tử cung.

     – Toàn thân: Trúng phong, điên cuồng, hay quên, người lạnh toát, ù tai, hoa mắt, tim đập hồi hộp, mất ngủ.

Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0,2-0,5 tấc. Cứu 10-20 phút.

Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức, tê tại chỗ, hoặc theo kinh hay tê một vùng rộng

Trên đỉnh đầu.

Kết hợp với Phong phủ, Đại chùy, Khúc trì để chữa Viêm não Nhật bản.

Kết hợp với Nội quan , Nhân trung để xử lý trụy mạch.

Kết hợp với Trường cường,Thừa sơn để chữa sa trực tràng (lòi dom)

Tránh châm vào xương.

 
 

TIỀN ĐÍNH

Vị trí: Ở sau huyệt Tín hội 1,5 tấc ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Lấy ở trên đường dọc giữa đầu, trước Bách hội 1,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.

Tác dụng:
     -Tại chỗ và theo kinh: Đau đỉnh đầu, váng đầu, chảy nước mũi.

     -Toàn thân: Kinh giật, hoa mắt.

Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0,2-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.

Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức, tê tại chỗ hoặc theo kinh hay tê cả một vùng rộng trên đỉnh đầu. Tránh châm vào xương.

 
 

TÍN HỘI

Vị trí: ở chỗ lõm sau huyệt Thượng tinh 1 tấc ( Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành)

Lấy ở trên đường dọc giữa đầu ở phía trước huyệt Bách hội 3 tấc. Chính giữa thóp trước.

Giải phẫu: Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là thóp trước hay vết tích của thóp trước.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2 hoắc thần kinh sọ não số V.

Tác dụng:
– Tại chỗ và theo kinh: Đau đầu, chảy nước mũi.

     – Toàn thân: hoa mắt.

Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0,2-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.

Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc theo kinh, hay tê cả một vùng rộng trên đỉnh đầu. Tránh châm vào xương.

 
 

THƯỢNG TINH

Vị trí: Ở trên đầu, giữa sống mũi thẳng lên, ở chỗ lõm trên chân tóc 1 tấc ( Giáp ất)

Lấy ở trên đường dọc giữa đầu, ở chính giữa đọan nối huyệt Bách hội và Aán đường.

Giải phẫu: Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng:
– Tại chỗ và theo kinh: Đau đầu, chảy nước mũi, chảy máu cam.

     -Toàn thân: Điên cuồng, đau mắt đỏ.

Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0,2-0,3 tấc. Cứu 5-10 phút.

Chú ý: Tránh châm vào xương.

 
 

THẦN ĐÌNH

(Hội của mạch Đốc với kinh Thái dương ở chân)

Vị trí: ở thẳng sống mũi đi lên, vào chân tóc 0,5 tấc ( Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

Nếu chân tóc trán rõ ràng, lấy huyệt ở sau chân tóc 0,5 tấc.

Ở ngưòi hói trán lấy trên huyệt Ấn đường 3,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ.

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng:
     – Tại chỗ và theo kinh: Đau đầu, ngạt mũi, chảy máu mũi, tắc mũi.

     – Toàn thân: Đôïng kinh, tim đập hồi hộp, đau mắt đỏ, chảy nước mắt, mắt có màng.

Cách châm cứu: Châm luồn kim dưới da, sâu 0,2-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.

Chú ý: Tránh châm vào xương.

 
 

TỐ LIÊU

Vị trí: Ở cuối sống mũi (Giáp ất, Đại thành)

Lấy ở chỗ đầu nhọn của sống mũi.

Giải phẫu: Dưới da là ngành ngang sụn cánh mũi, chỗ tiếp khớp của góc dưới trước

sụn lá mía và sụn cánh mũi.

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng :
– Tại chỗ và theo kinh: Ngạt mũi, chảy máu mũi, thịt thừa ở mũi.

Cách châm cứu: Châm thẳng sâu 0,1-0,2 tấc. Không cứu.

 
 

NHÂN TRUNG

( Hội của mạch Đốc với các kinh Dương minh ở tay chân )

Vị trí: Ở chính giữa khe, sống mũi thẳng xuống, trong chỗ lõm gần lỗ mũi ( Đại thành)

Lấy ở điểm nối 1/3 trên với 2/3 dưới của rãnh Nhân trung, giữa đáy rãnh.

Giải phẫu: Dưới da là cơ vòng môi trên.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây sọ não số VII.

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng:
 Tại chỗ: méo mồm, co giật môi trên, cảm giác kiến bò ở trên môi.

     – Theo kinh: Đau cứng lưng và thắt lưng.

     – Toàn thân: Cấp cứu ngất, hôn mê của các bệnh kinh phong của trẻ em, trúng phong, cấm khẩu, động kinh, điên cuồng, trụy tim mạch.

Cách châm cứu: Châm thẳng sâu 0,2-0,3 tấc, rút kim ra nặn một giọt máu khi cần tả.

Cứu 5-10 phút, cứu ít tác dụng hơn châm.

Chú ý: Châm gây đau nhiều tại chỗ.

– Kết hợp với Thập tuyền cấp cứu ngất, sốc, trụy mạch.

– Kết hợp với Nội quan, Dũng tuyền, Túc tam lý chữa ngộ độc gây trụy mạch.

– Kết hợp với Ủy trung chữa đau cứng lưng. Đau thắt lưng.

– Kết hợp với Thập tuyên, Dũng tuyền, Ủy trung chữa say nắng.

 

ĐOÀI ĐOAN

Vị trí: Ở trên môi trên ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành )

Lấy ở chỗ nhọn của môi trên, ngay dưới rãnh Nhân trung chỗ tiếp giáp giữa da và niêm mạc môi trên .

Giải phẫu: Dưới da và niêm mạc môi là bờ dưới của các cơ vòng môi trên.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây sọ não số VII .

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V .

Tác dụng:
– Tại chỗ: môi đau cứng, đau lợi răng .

     – Toàn thân: Điên cuồng

Cách châm cứu: Châm thẳng sâu 0,2-0,3 tấc.

Chú ý: Châm đau nhiều tại chỗ. Không nên cứu.

 

NGÂN GIAO

( Huyệt Hội của mạch Đốc với mạch Nhâm và kinh Dương minh ở chân )

Vị trí: Ở phía trong môi trên, chỗ giữa lợi răng ( Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành )

Lấy ở giữa kẽ môi trên và chân lợi, thẳng huyệt Đoài đoan vào. Ở đầu trên nếp hãm

môi trên.

Giải phẫu: Ở phía sau cơ vòng môi trên, trên nếp hãm môi trên, trước khe của các chân răng cửa.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số VII .

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V .

Tác dụng:
– Tại chỗ và theo kinh: Sưng lợi răng, chảy nước mũi.

     -Toàn thân: Điên cuồng.

Cách châm cứu: Châm kim xiên lên, sâu 0,1-0,2 tấc. Hoặc dùng kim tam lăng chích cho ra một máu . Không cứu.

Chú ý: kim châm dựa theo mặt xương hàm để tránh châm vào xương.

Nguồn tin: Châm cứu học tập 1 ( Viện Đông y) – Tổng hợp từ Internet

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*