Khi bị viêm họng, có thể tự trị đau họng tại nhà bằng các mẹo dân gian đơn giản để chấm dứt tình trạng khó chịu trong cổ họng mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng.
1. Nước muối sinh lý chữa viêm họng.
Súc miệng với nước muối ấm là cách đơn giản nhất để làm dịu cơn đau ở cổ họng. Nước muối có tác dụng làm dịu niêm mạc, tiêu viêm và sát khuẩn. Nước muối còn giúp làm loãng và loại bỏ dịch đờm ứ đọng, từ đó giảm nhanh tình trạng khó nuốt và nghẹn vướng.
Súc miệng bằng nước muối ấm còn có hiệu quả giảm đau trong trường hợp viêm amidan, viêm thanh quản cấp, viêm VA và tổn thương hầu họng do trào ngược dạ dày thực quản. Có thể duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối 1 – 2 lần/ngày để phòng ngừa các vấn đề về đường hô hấp.
Cách sử dụng nước muối sinh lý trị viêm họng:
- Chuẩn bị 1 ly nước ấm (khoảng 250 – 300ml).
- Cho vào 1/2 – 1 thìa cà phê muối biển.
- Khuấy đều đến muối tan hoàn toàn.
- Nếu có điều kiện có thể mua mua chai nước muối sinh lý 0,9% tại các cửa hàng thuốc rất đơn giản.
- Dùng nước muối súc miệng 1 – 2 lần.
- Dùng phần nước muối còn lại ngậm trong 3 – 5 phút làm sạch virus và vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
- Nên áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
2. Gừng tươi.
Gừng tươi (sinh khương) đã được dùng để giảm các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát họng, đờm ừ, khàn tiếng… Theo kinh nghiệm dân gian, gừng có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, cầm ho, chỉ thống (giảm đau), cải thiện sức đề kháng cho người bệnh.
Hiệu quả chữa viêm họng của gừng cũng đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Hợp chất Gingerol trong gừng tươi có khả năng kháng viêm và ức chế virus RSV – chủng virus thường gây viêm họng và cảm lạnh. Ngoài ra, Gingerol còn có tác dụng giảm đau tự nhiên với cơ chế tương tự thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Cách dùng gừng tươi trị viêm họng tại nhà:
- Cách 1: Ngậm vài lát gừng tươi (nên ngậm sát ở vùng hầu họng) để long đờm, giảm ho và giảm cảm giác đau rát, khó chịu. Nên áp dụng nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt.
- Cách 2: Hãm 1 củ gừng tươi xắt lát với 250ml nước sôi. Sau 10 – 15 phút, thêm vào 1 ít mật ong, khuấy đều và dùng uống khi trà còn ấm. Nên dùng đều đặn 2 – 3 lần/ngày – đặc biệt là dùng trước khi đi ngủ để tránh cảm giác đau họng và ho bùng phát mạnh vào ban đêm.
- Cách 3, Gừng và hành củ: Sử dụng khoảng 60g gừng cùng hành khô thái nhỏ, đun sôi cùng nước. Sau đó đem nước đi xông hơi mũi, miệng từ 15 – 20 phút. Nên thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để hiệu quả tốt nhất.
- Cách 4, Gừng và muối: Dùng gừng tươi rửa sạch, giã nát rồi trộn với muối tinh. Sau đó ngậm hỗn hợp trong miệng cho tới khi không còn mùi vị thì nhả ra và súc miệng lại với nước ấm. Thực hiện việc này mỗi ngày liên tục trong vài ngày các triệu chứng viêm họng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
3. Mật ong
Mật ong là lựa chọn số một để điều trị đau họng, chữa viêm họng tại nhà. Vị ngọt của mật ong thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động, từ đó làm dịu cổ họng đang bị khô và dễ long đờm.
Cách dùng mật ong trị đau họng tại nhà:
Cách 1: Ăn trực tiếp vài thìa mật ong để giảm đau và ngứa cổ họng.
Cách 2: Lấy 1 cốc nước ấm và vài thìa mật ong pha với nhau theo tỉ lệ 1:3 (tức là 3 nước ấm + 1 mật ong). Uống vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy sẽ giúp cổ họng thoải mái, giảm đau.
Cách 3: Ngâm 10g đông trùng hạ thảo sấy khô cùng 100 – 200ml mật ong rừng nguyên chất. Sau 7 ngày có thể sử dụng, mỗi lần dùng từ 10-15ml pha cùng nước ấm 70 độ.
Cách 4: Có thể kết hợp mật ong với nhiều loại thảo dược khác để trị viêm họng:
- Tỏi và mật ong: Tỏi băm nhuyễn rồi ngâm với mật ong trong 7 ngày. Sau đó có thể uống dung dịch này mỗi ngày một lần. Hoặc nhanh hơn có thể thái lát mỏng của tỏi để ngâm với mật ong từ 3- 5 phút. Dùng tỏi cho vào miệng ngậm, khi không còn cảm nhận được mùi tỏi có thể nhả ra.
- Gừng tươi và mật ong: Ép nước cốt gừng và trộn với mật ong nguyên chất với tỉ lệ bằng nhau. Ngậm hỗn hợp nước cốt ngày 3 lần trong miệng và nuốt từ từ. Lưu ý không nên sử dụng gừng cho trẻ dưới 3 tuổi.
- Chanh mật ong: Pha nước cốt chanh vào ly với 1 – 2 muỗng mật ong. Thực hiện hằng ngày, nhất là vào buổi sáng mới ngủ dậy.
- Quất ngâm với mật ong: Chuẩn bị quất, rửa sạch và cắt đôi quả quất. Xếp quất vào bình chứa, mỗi lớp quất là một lần tưới mật ong lên. Hằng ngày sử dụng nước cốt mật ong và quất để ngậm khoảng 3 lần.
4. Tía tô
Tía tô chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất, hạt chứa nước, protein,… nên rất tốt cho hệ miễn dịch và nhất là sức đề kháng và sức khỏe tai – mũi – họng. Trong Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có tính kháng viêm, diệt khuẩn, thanh lọc cơ thể và bổ phế rất tốt. Cũng bởi vậy mà loại lá này thường được sử dụng để chữa viêm họng tại nhà.
Có 2 cách trị viêm họng từ lá tía tô:
Cách 1, Cháo tía tô:
Dùng 1 nắm là tía tô rửa sạch sau đó thái nhỏ, chuẩn bị hành bóc vỏ. Nấu gạo thành cháo, sau đó nếm cho vừa ăn, sau đó cho tía tô vào nồi. Ăn cháo lúc nóng và hàng ngày. Cháo tía tô không chỉ giúp kháng khuẩn, tiêu viêm mà còn rất tốt cho cổ họng của người bệnh.
Cách 2, Nước cốt lá tía tô và các loại thảo dược:
- Chuẩn bị hoa khế, lá tía tô, hoa đu đủ và đường phèn. Đem rửa sạch các loại thực vật. Thêm đường phèn vào hấp cách thủy từ 15-20 phút. Dùng nước cốt sau khi hấp. Uống 3 lần trong ngày.
- Hoặc cách khác: Dùng lá tía tô, lá trà xanh, mận tươi, đại táo giã nhuyễn đun sôi cùng 500ml trong 20 phút. Khi nguội, chắt lấy nước, dùng nước uống 3 lần/ngày cho tới khi khỏi bệnh.
5. Trà hoa cúc
Không chỉ là một thức uống thơm ngon, trà hoa cúc được sử dụng với nhiều mục đích y học khác nhau, bao gồm cả làm dịu cơn đau họng khó chịu bởi đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa và “làm mịn” lớp niêm mạc cổ họng.
Cách dùng trà hoa cúc trị viêm họng tại nhà:
Chuẩn bị: 10 hoa cúc được phơi khô, 30ml mật ong, 2 quả tắc (hay quất) không nước, 200ml nước sôi.
Cách làm:
- Bước 1: Ngâm 10 hoa cúc và 200ml nước sôi trong 5 phút và được đậy kín. Việc đậy kín này giúp mùi hương nhẹ của hoa cúc được thấm lại trong từng nhụy hoa.
- Bước 2: Hòa chung hỗn hợp (200ml nước ngâm hoa cúc + 20ml mật ong + 2 quả tắc không nước) vào máy xay. Xay hỗn hợp trên trong 3 phút để tất cả nguyên liệu hòa cùng vào nhau. Đổ nước cốt hỗn hợp trên cốc và thêm vào 10ml mật ong còn lại và có thể dùng ngay.
Trước khi dùng trà hoa cúc mật ong, người bệnh viêm họng cần giữ lại vài bông hoa cúc và ngậm ở miệng trước khi dùng trà. Ngậm hoa cúc ở miệng, dịch trong hoa cúc ngoài có tác dụng khử độc mà còn tạo hơi thở có mùi thơm nhẹ.
6. Bạc hà
Ngoài công dụng giúp hơi thở thơm tho, tinh dầu bạc hà pha loãng cũng có tác dụng chữa đau họng, bằng cách “đánh tan” đờm, làm dịu cơn đau họng và ho. Bạc hà còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, thuận lợi cho việc trị đau họng tại nhà.
Để chữa cơn đau họng, dùng trà bạc hà là cách giảm đau họng khá hiệu quả và dễ thực hiện. Tinh dầu menthol trong thảo dược này có tác dụng làm mát niêm mạc họng, từ đó làm dịu cảm giác đau rát và ngứa ngáy.
Bên cạnh đó, bạc hà còn chứa axit rosmarinic có khả năng chống dị ứng và ngăn chặn hiện tượng phế quản co thắt quá mức. Ngoài ra, tinh dầu thơm đặc trưng từ thảo dược này còn giúp giảm tình trạng khó chịu, mang lại thoải mái và thư giãn khi sử dụng.
Cách pha trà bạc hà trị đau họng tại nhà:
- Chuẩn bị 1 nắm bạc hà tươi, đem rửa sạch và vò xát nhẹ.
- Cho bạc hà vào ấm và hãm với 250 – 300ml nước sôi.
- Để trong 10 – 15 phút và dùng trà khi còn ấm.
- Có thể thêm 1 ít đường phèn vào để tăng hương vị.
7. Củ cải trắng
Theo y học cổ truyền, củ cải có tác dụng tiêu thũng, thúc đẩy quá trình lưu thông khí ở phổi và hóa đờm. Do đó, củ cải trắng được sử dụng để giảm đau họng, ngứa ngáy, ho khan và ho có đờm do viêm họng, viêm phế quản kéo dài.
Chiết xuất củ cải trắng đã được chứng minh có tác dụng ức chế vi khuẩn gram dương. Vì vậy, vị thuốc này được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ bên cạnh tân dược trị đau họng.
Cách dùng củ cải trắng trị viêm họng tại nhà:
- Chuẩn bị 1 – 2 củ cải trắng tươi (nên lựa củ căng, chứa nhiều nước) và 1 ít mật ong hoặc đường phèn.
- Đem củ cải rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành dạng sợi.
- Sau đó, đem trộn với đường phèn/ mật ong rồi cho vào hũ đậy kín để qua đêm.
- Sáng hôm sau, chắt lấy nước uống.
- Thực hiện liên tục trong vài ngày để giảm nhanh cơn ho và tình trạng đau họng, khàn tiếng.
8. Rễ cam thảo
Trong Đông y, rễ cam thảo thường được sử dụng để điều trị viêm họng mãn tính. Theo nghiên cứu từ y học hiện đại, axit glycyrrhizic trong thảo dược này có tác dụng kích thích sản sinh dịch tiết ở phế quản. Từ đó làm giảm độ đặc quánh và giúp loại bỏ đờm một cách dễ dàng thông qua phản xạ ho.
Tuy nhiên, cần lưu ý phụ nữ mang thai và cho con bú không được sử dụng rễ cam thảo để trị đau họng tại nhà nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Cách dùng rễ cam thảo trị viêm họng tại nhà:
- Cách 1: Nhai vài lát rễ cam thảo, nuốt nước và nhả bã. Nên dùng đều đặn vài lần trong ngày để giảm nhanh cảm giác đau rát và khó chịu ở cổ họng.
- Cách 2: Dùng 5g rễ cam thảo hãm với 250ml nước sôi trong 15 – 20 phút. Sau đó, uống từng ngụm trà nhỏ để thành phần trong cam thảo thẩm thấu sâu vào niêm mạc hầu họng.
9. Tắc (quất) chưng đường phèn
Tắc có vị chua, tính ấm, tác dụng giải cảm, nhuận phế và tiêu đờm, được sử dụng để giảm ho có đờm và khàn tiếng. Ngoài ra, vitamin C trong loại quả này còn giúp nâng cao thể trạng và hỗ trợ hoạt động tiêu diệt virus, vi khuẩn của hệ miễn dịch.
Đường phèn là loại đường được chế biến từ thốt nốt, củ cải hoặc mía với vị ngọt thanh tự nhiên. Không chỉ có tác dụng tăng hương vị món ăn, đường phèn có có công dụng thanh nhiệt và nhuận phế. Kết hợp tắc và đường phèn có thể giảm cảm giác ngứa, đau rát cổ họng và ho do các bệnh đường hô hấp gây ra.
Cách làm tắc chưng đường phèn trị viêm họng tại nhà:
- Chuẩn bị 3 – 5 quả tắc tươi và 1 ít đường phèn, có thể dùng thêm mật ong.
- Rửa sạch tắc, cắt đôi cho vào chén.
- Sau đó, giã đường phèn rồi cho vào chén và đem hấp cách thủy trong 15 – 20 phút.
- Để nguội, ăn cả nước lẫn cái để giảm đau họng và ho khan, ho có đờm.
- Thực hiện vài lần/ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
10. Lê hấp táo tàu
Quả lê kết hợp với táo đỏ là bài thuốc giảm đau họng có nguồn gốc từ dân gian và hiện nay vẫn được áp dụng tương đối rộng rãi đặc biệt áp dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú bị viêm họng.
Lê có vị ngọt, hơi chua, tính mát, tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt và nhuận phế. Trong khi đó, táo đỏ có tác dụng bồi bổ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch. Cách giảm đau họng bằng lê hấp táo tàu không chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu mà còn cải thiện sức khỏe rõ rệt.
Cách làm lê hấp táo đỏ trị viêm họng tại nhà:
- Chuẩn bị 1 quả lê (nên chọn quả lê có kích thước lớn), 1 ít táo đỏ, mật ong/đường phèn và gừng.
- Rửa sạch lê, nạo bỏ phần ruột.
- Sau đó, xắt sợi gừng và cắt nhỏ táo tàu.
- Cho tất cả vào bên trong quả lê, thêm vào 1 ít đường phèn hoặc mật ong.
- Đem chưng cách thủy trong 15 – 20 phút với lửa nhỏ.
- Lấy ra để nguội và dùng ăn khi còn ấm.
11. Tỏi
Tỏi đã là vị thuốc Nam có nhiều tác dụng chữa bệnh nhất là các bệnh về đường hô hấp bởi tỏi chứa nhiều hoạt chất như allicin, liallyl, ajoene,… là những chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Tỏi cũng rất an toàn cho sức khỏe, có thể sử dụng cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
Cách dùng tỏi để trị đau họng tại nhà:
- Cách 1: Ăn tỏi tươi.
- Cách 2, Ngâm rượu tỏi: Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ rồi cho vào lọ thuỷ tinh, đổ đầy rượu vào ngâm. Những ngày đầu, tỏi chuyền từ màu trắng sang màu vàng. Sau khoảng 10 ngày, tỏi hoàn toàn chuyển sang màu vàng nghệ là sử dụng được. Lấy 1 thìa cà phê dung dịch rượu tỏi pha với 1 ít nước ấm rồi uống 3 lần/ngày trong suốt 3 tuần liền, sẽ nhanh chóng thấy được kết quả.
- Cách 3, Tỏi, mật ong hấp cách thủy: Dùng tỏi đập dập, thêm mật ong rồi hấp cách thủy trong 20 phút. Khi hỗn hợp nguội bớt có thể ăn cả bã lẫn nước. Nên ăn 3 lần/ngày, trước ăn 15 phút và kiên trì thực hiện trong 10 – 15 ngày để có hiệu quả tối ưu nhất.
- Cách 4, Tỏi ngâm mật ong: Dùng tỏi đập dập ngâm với mật ong tối thiểu trong 3 ngày. Khi sử dụng, lấy khoảng 3 thìa tỏi ngâm mật ong pha với nước ấm, uống 2 lần/ngày vào sáng và tối.
- Cách 5, Tỏi nướng: Dùng 3 tép tỏi chưa bóc vỏ để nướng bên ngoài. Sau đó bóc vỏ ra và lấy phần bên trong cho vào chén, thêm ít nước ấm rồi nghiền ra. Dúng nước này để uống.
- Cách 6, Tỏi ngâm giấm: sử dụng 10g tỏi bóc vỏ để vào lọ thủy tinh rồi đổ giấm, ngâm khoảng 30 ngày. Sau đó thái miếng tỏi ra từng lát mỏng để ngậm trong miệng 15 phút.
Lưu ý những người bị âm hư, nội nhiệt, viêm thận, đau mũi, đau răng không nên dùng tỏi.
12. Chanh
Chanh tươi chứa hàm lượng acid citric có tác dụng làm loãng dịch đờm ứ đọng, từ đó giảm đau rát và nghẹn vướng ở cổ họng. Ngoài ra chanh còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có khả năng giải độc, thanh nhiệt và tăng cường sức đề kháng. Khi hệ miễn dịch được cải thiện, cơ thể sẽ dễ dàng tiêu diệt virus và vi khuẩn gây tổn thương hầu họng.
Cách dùng chanh trị viêm họng tại nhà:
Cách 1, Ngậm chanh tươi:
- Dùng 1 lát chanh tươi tẩm với 1 ít muối.
- Ngậm trực tiếp và nuốt nước cốt chanh.
- Sau 10 phút có thể nhả lát chanh.
- Nếu cảm thấy khó chịu khi ngậm chanh với muối, bạn có thể thay thế bằng mật ong.
Cách 2, Uống trà chanh và mật ong:
- Vắt 2 quả chanh lấy nước cốt.
- Sau đó hòa nước cốt chanh và 3 thìa mật ong.
- Đổ thêm 300ml nước ấm vào và khuấy đều.
- Uống trà khi còn ấm và nên nhấp từng ngụm để dưỡng chất từ dược liệu thẩm thấu vào mô hầu họng.
Cách 3, Chanh đào ngâm mật ong:
- Chuẩn bị 1 kg chanh đào, 0.8 kg đường phèn giã nát và 1 lít mật ong.
- Ngâm rửa chanh với nước muối trong 30 phút sau đó để chanh ráo hoàn toàn.
- Cắt chanh thành từng lát nhỏ và xếp vào hũ thủy tinh (nên cho lớp chanh và lớp đường phèn xen lẫn nhau).
- Cuối cùng đổ mật ong vào và đem ngâm trong 3 tháng.
- Mỗi lần dùng 1 thìa uống trước khi ăn, nên dùng 3 lần/ngày để giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng.
Cách 4, Chanh muối:
- Chuẩn bị 1 kg chanh, 3 thìa phèn chua và 1 kg muối trắng.
- Ngâm chanh với nước muối trong 30 phút và rửa sạch.
- Sau đó trần sơ chanh với nước sôi.
- Tiếp tục ngâm chanh với nước lạnh pha phèn chua qua đêm.
- Vớt chanh ra và xếp vào bình.
- Hòa nước đun sôi để nguội với 1kg muối trắng và đổ vào bình thủy tinh.
- Ngâm trong khoảng 1 tháng là dùng được.
Để lại một phản hồi