Công hiệu khác nhau.
Tô tử cũng đình lịch tử đều có khả năng khử đàm, giáng khí, chỉ khái, bình suyễn.
Cho nên dừng chữa bệnh đàm ủng, suyễn, ho, thường phối hợp sử dụng
Nhưng tô tử cay ôn chất nặng và nhuận – sở trường là ôn giáng, đi vào khí đạo, công dụng thiên về giáng khí, tiêu đàm, định suyễn – trong điều trị nặng về phế và đại tràng kinh. Đình lịch cay đắng, hàn; cay thì tán, đắng thì giáng không những đi vào khí dạo, phá trệ, khai kết, mà còn đi vào thủy đạo; sở trường là phế, lợi thủy, định suyễn. Trong điều trị nặng về phế, bàng quang kinh.
Chủ tri khác nhau
1 – Tô tử chủ trị khí nghịch, đàm trệ. khái thâu, suyễn, tức. Đình lịch tử chủ trị đàm ủng thực, khái thấu, suyễn, tức.
Tô tử cay, ôn, chất nặng, hạ khí, tiêu đờm, chỉ khái, bình suyễn, dùng chữa phế khí thượng nghịch, khái tấu, khí suyễn, ngực cách, trương, phiền muộn.
Như “Cục phương” – bài tô tử giáng khí thang (tô tử, bán hạ, nhục quế, đương quy, trích cam thảo, tiền hồ, hậu phác, sinh khương, đai táo, tô diệp). Chữa khái thấu, khí đoản, hung cách, mãn muộn, yết hầu bất lợi. Đinh lịch tử cay, đắng, hàn, tả phế, lợi thủy, dùng chữa đờm nước dãi ủng thực, ho, suyễn thở.
Như “Dương thị giang tàng phương” bài đình lịch tán (đình lịch, bán hạ, ba đậu) trị khái thấu, đàm, diện suyễn cấp.
“Ngoại thai bí yếu” Dùng một vị đình lịch tử tán ngâm rượu từ 3 đến 7 ngày, trị thượng khí khái tấu, thường khí bốc lên làm cho nằm không dược, hoặc là thủy sũng.
2 – Tô tử chất trọng và nhuận, nên khoan tràng, nhuận táo- Dùng chữa tràng táo, khí trệ, tiện bí
Như “Tế sinh phương” bài tô tử ma nhân chúc (tử tô tử giã nát, nước hai thăng, nghiền ra lấy nước, rồi lấy nước tử tô tử nấu với gạo nếp thành cháo) dùng để thuận khí hoạt đại tiện.
Đinh lịch tử thiên vào thủy đạo, lợi thủy.
Như “bổ khuyết trửu hậu phương”, dùng đình lịch tử phối hợp với hạnh nhân, chữa bệnh bụng to đầy nước.
“Kim quỹ” bài kỷ tiêu lịch hoàng hoàn (phòng kỷ, tiêu mục, đình lịch, đại hoàng) trị bệnh bụng đầy miệng lưỡi khô ráo, trong ruột có thủy khí.
3 – Tô tử chữa phế nuy.
Đình lịch chữa phế thống.
Tô tử khi tiêu đàm, chất nhuận, không táo. Dùng chữa bệnh ho lâu, phế nuy
Như “Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc” – trị khái thấu, suyễn cấp; đã quá lâu thổ ra máu mủ. Trích thành phế nuy, dùng đình lịch tử kết hợp với quất hồng, bán hạ, đương quy, trích cam thảo, trầm hương.
Đình lịch tử cay, đắng, hàn, tả phế tiêu đờm, không những chữa phế nuy mà còn dùng chữa phế thống.
Như “Kim quỹ” Đình lịch, đại táo tả phế thang để chữa phế thống. suyễn, không nằm được.
“Trương thị y thống” – Đình lịch ý dĩ tả phế thang (cát cánh, cam thảo tiết, ý dĩ nhân, bối mẫu, quất hồng, hoàng kỳ, kim ngân hoa, bạch cập, đình lịch tử, sinh khương) chữa các bệnh thũng, thống, nhổ ra mủ, máu.
4 – Đình lịch tử chủ trị ăn phải chất độc của con cua.
Đình lịch tử chủ trị thủy khí, băng tâm (hơi nước nóng thành băng ở tim
Tô tử khí thanh, thơm nên thanh giải được chất bẩn ô trọc, chất nặng nên hạ khí, khoan giãn ruột, thông tiện. Dùng chữa bệnh ăn phải độc cua.
Như “Kim quỹ” ăn phải cua độc, dùng tử tô giã vắt nước uống.
Đình lịch tử có tác dụng làm cho tim khỏe mạnh. Dùng cho các bệnh phế tâm, tâm lực suy nhược, tim đập mạnh, sợ hãi, phù thũng; dùng độc vị hoặc phối hợp với tử uyển, ngư tinh thảo đều có khả năng chữa khỏi.
Đặc thù sử dụng khác nhau.
“Bản thảo hối ngôn” đình lịch tử trừ phong hàn thấp tý.
“Thánh huệ phương” trị cước khí, đến phong hàn, thấp tý. Tứ chi co quắp, gót chân không đặt xuống đất được. Dừng tử tô tử 2 lạng giã nhỏ, nước 2 thăng, nghiền ra lấy nước, lấy nước tô tử nấu với gạo nếp, 2 thứ hợp thành cháo, cho hành, đậu, tiêu, gừng vào rồi ăn.
Qua lâm sàng: Lấy đình lịch tán nhỏ trên đây từ 3 đền 6 khắc mỗi ngày chia làm 3 lần ăn sau bữa cơm. Phối hợp với một bên đối chứng sử lý kháng khuẩn để khống chế cảm nhiễm, trị bệnh phế mãn tính, bội ứ, bệnh tâm tạng lực suy kiệt đã thu được hiệu quả tốt. Sau khi phục thuốc được 4 ngày lượng nước tiểu ra được nhiều hơn, phù thũng giảm lui. Tình trạng suy kiệt của tâm lực, sau 2 đến 3 ngày thì cũng giảm nhẹ, và khỏi hẳn.
Để lại một phản hồi