Vị thuốc thăng ma và cát căn

THĂNG MA CÙNG CÁT CĂN

Công hiệu khác nhau:

Thăng ma và cát căn đều là vị thuốc thăng dương, cho ra mồ hôi, chữa bệnh sởi chẩn công hiệu, cho nên thường dùng hai vị phối hợp. Và lại Thăng ma thăng dương công dụng nhanh hơn; còn Cát căn lực thăng dương trì hoãn. Thăng ma dùng để tán nhiệt ở dương minh vị, mà hay giải được chất độc, tán được ứ. Mà Cát căn giải được tà ở dương minh cơ làm cho da có vết nhăn và hay giải bệnh co giật. Thăng ma thăng tán, tính chất thiên về khổ ráo (táo); Cát căn thăng tán, tính lại sinh tán chỉ khát

Chủ trị khác nhau

1.      Cát căn trị miệng méo, sau gáy đau cứng. 

Thăng ma trị độc ở dương phận, như tràng phong mặt đỏ gay, đầu rất nóng.

Cát căn phát tán tà ở dương minh cơ hay giải được tà ở cơ. Cho nên đối với bệnh tà xâm nhập vào dương minh ở da thịt dẫn đến miệng méo, cổ cứng đau dùng Cát căn là công hiệu ngay. Còn nói thăng, thăng tán, giải được độc, tan được ứ. Cho nên bệnh độc ở dương phận mặt đỏ, đầu nóng. Như trong “Kim quỹ yếu lược” có bài thăng ma miết giáp thang trị bệnh dương độc “Y phương kinh nghiệm hối biên” có bài thống thanh tiêu độc ẩm (ngưu bàng tử, nhân trung hoàng, liên kiều, phù bình, hoàng liên, huyền sâm, cương tàm, cúc hoa, Thăng ma, cát cánh tiển hà diệp) Trị bệnh đầu rát nóng, ghét lạnh, sốt nóng, đầu mặt nung nấu, sưng nứt chảy nước bẩn như quả dưa bở.

2. Cát căn chủ trị tiêu khát hoặc vì nhiệt tà làm tổn thương tân dịch gây nên miệng khát. Thăng ma trị các chứng vị nhiệt đầu thống, đau răng, lưỡi rộp.

Cát căn đưa được âm khí lên, sinh tân dịch, chỉ khát. Trong lâm sàng thường dùng chữa bệnh tổn thương, tân dịch, miệng khô hoặc tiêu khát, thường phối cùng với thiên hoa phấn, mạch môn đông, lô căn (rễ cây lau).

Thăng ma tán vị nhiệt. Nhân đó dùng chữa bệnh vị nhiệt dẫn đến các chứng đầu đau, răng đau, lưỡi rộp. Như trong “Lan thất bí tàng” có bài thanh vị tán (đương quy, hoàng liên, sinh địa đan bì, Thăng ma) chù trị dương minh nhiệt thịnh, dẫn đến đau răng cả hàm trên, hàm dưới. Đau không giảm, dẫn đến đầu, bụng, mặt phát nóng dữ dội, thích lạnh, ghét nóng. Răng ưa lạnh, ghét nóng.

3.    Cát căn sở trường chữa bệnh tả lâu ngày, bệnh tật lâu ngày

Thăng ma chữa thoát giang, bàng, lậu sa dạ con.

Cát căn nướng dùng thăng dương chỉ tả. Dùng lâu chữa được bệnh tỳ, vị bị hạ hãm nên sinh ỉa chảy. Như bẩy vị bạch truật tán. Nó cũng dùng thanh dương hạ hãm, có thấp nhiệt, nên đi ỉa không dứt. Như trong “thương hàn luận” có bài Cát căn, hoàng cầm, hoàng liên thang.

Thăng ma dùng chữa bệnh ngoai tà, sinh thoát giang, sa dạ con, băng lậu không chỉ, như bài Bổ trung ích khí thang. Cảnh nhạc toàn thư có bài cử nguyên tiễn (nhân sâm, trích hoàng kỳ, trích cam thảo, sao Thăng ma, sao bạch truật) trị bệnh khí hư hạ hãm huyệt bàng, huyệt thoát, vòng dương cấp, bách nguy khốn.

Cát căn dùng chữa quán tâm bệnh Thăng ma dùng chữa sang thống. Cát căn dùng chữa quán tâm bệnh.

Thăng ma giải độc, nên dùng chữa sang.

Như “Thanh tế tổng lục” có bài thăng ma thang (Thăng ma, liên kiều, đại hoàng, sinh địa hoàng, mộc hương, bạch kiễm (!), huyền sâm) trị bệnh ung thư mới phát, cứng rắn, sắc da đỏ tía, ghét lạnh, thích nóng, trong một hai ngày chưa thành nung mủ.

Cát căn cùng hà diệp chữa trong lâm sàng thấy rằng: Cao Thăng ma chữa tuyến vú xưng cấp tính – 32 ca – Người bị bệnh hoạn điều trị đều từ 2 đến 7 ngày bệnh khỏi.

Bài thuốc chế thành như sau: Thăng ma 6 lạng – hoàng đơn 5 lạng, dầu thảo mộc 1 cân hai lạng. Giã nhỏ, đổ dầu vào tẩm ủ hai ngày, đảo lên đổ vào nồi đun sôi đợi khi thăng ma khô, bỏ bã rồi cho Hoàng đơn vào. Đun lửa to đến khi nước cạn kiệt thành châu. Đổ nước lạnh vào đảo đi đảo lại vài mươi lần, lại đun hết nước, bớt lửa cho đỡ nóng, rồi cho vào lọ dùng dần.

“Thiên kim dực phương” trị sản hậu, ác huyết không sạch, hoặc kinh nguyệt kéo dài nửa năm. Lấy Thăng ma 3 lạng, rượu trắng 5 cân, đun cạn lấy 2 cân, chia ra dùng nóng.

Đặc thù về sử dụng Cát căn sẽ nói Ở mục Cát căn cùng hà diệp.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*