Vị thuốc chư linh và trạch tả

Chủ trị khác nhau

1.    Chư linh chủ trị thủy thũng – trạch tả lại chủ giảm khát. Chư linh là vị thuốc thường dùng chữa bệnh thủy khí.

Như “Kim quỹ yếu lược” có bài chư linh thang, trị mạch phù, phát nhiệt, khát đói uống nước, tiểu tiện không lợi “tiểu phẩm phương” trị tử lâm người có thai, đái dắt ra nước màu đen “tử mẫu bí lục” chữa đàn bà có mang bị thủy thũng tiểu tiện không lợi, đều phải dùng chư linh làm thuốc chủ yếu.

Trạch tả dùng vào chưa thủy thũng, ngoài tiểu tiện không lợi, còn giảm khát

Như “Kim quỹ yếu lược”, bài trạch tả thang gồm trạch tả, bạch truật trị tâm hạ chi ẩm. Người bị chứng ấy khổ sở, vị huyễn (dạ dày bồn chồn không yên).

2.    Chư linh chủ trị di tinh, bạch trọc

Trạch tả chủ trị tướng hỏa huyễn ấn – đàn bà băng huyết.

Chư linh chủ trị hạ tiêu thấp nhiệt sinh chứng mộng, di – bạch trọc, nên cũng dùng chữa được. Ngoài ra cũng chữa thận âm bất túc, tướng hỏa thịnh quá (cang thịnh), sinh ra chóng mặt, băng huyết các chứng như dùng lục Vị địa hoàng hoàn để chữa.

3.    Chư linh trị thủy tiết trạch tả trị tiêu khát

Chư linh lợi thủy thẩm thấp, lợi tiểu tiện làm cho đại tiện thực. Cho nên dùng chữa thủy, khí khách, ở đại tràng gây nên thủy tiết. Phần nhiêu phối hợp cùng với phục linh, bạch truật, bạch biển đậu, khiếm thực.

Trạch tả không những trị thủy tiết mà còn trị tả tướng hỏa lại tiêu khát, như bài chi bá địa hoàng thang.

4.    Chư linh trị cước khí – Trạch tả trị yêu thống

Chư linh trị cước khí. Trạch tả không những trị cước khí còn có công dụng đuổi tà ở thận, lại chữa yêu thống. Như “thánh tế tổng lục” bài trạch tả thang gồm trạch tả, quế, bạch truật, bạch phục linh, cam thảo, ngưu tất, can khương, đỗ trọng, dùng chữa ngũ xung yêu thống.

Đặc thù sử dụng khác nhau

Đặc thù của chư linh đã nói ở mục phục linh cùng chư linh. “Tố vấn” trị tửu phong (uống rượu bị cảm phong) thân thể nóng, lười biếng, không chịu vận động, mồ hôi ra nhiều sợ gió, thiểu khí. Dùng trạch tả, truật cháo đặc ăn sau bữa cơm chính (hậu phạm).

Bài thuốc kinh nghiệm

“Kinh nghiệm phương” trị thận tạng bị nhiễm phong sinh lở. Dùng trạch tả tạo giác cho nước đun nhừ rồi bồi khô tán nhỏ lấy mật làm viên như hột ngô to, lúc đói uống với rượu từ 15 đến 20 viên.

Công dụng khác nhau

Sa tiền tử cùng hoạt thạch đều là vị thuốc ngọt, hàn, hoạt lợi đều có công dụng lợi thủy thông lâm (chữa đái dắt).

Nhưng sa tiền tử sở trường lợi thủy, cũng hay thanh can sáng mắt, thanh phế, hóa đờm.

Hoạt thạch thì hay khai khiếu ở mạo tháu (lỗ chân lồng ngoài da) sở trường là thanh nhiệt, giải thử. trừ phiền. Ngoài ra dùng tiêu nhiệt và thử thấp. Do vậy chữa chẩn, thấp, sang hay.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*