Với khoảng 60 tỉ tế bào được sinh ra và đào thải đi mỗi ngày trong tổng số 30 ngàn tỉ tế bào của một cơ thể thì việc một số tế bào bị đột biến cấu trúc do sự sai sót trong quá trình phân lập và trở thành tế bào ung thư là điều dễ hiểu. Tuy nhiên với một cơ thể khỏe mạnh tế bào ung thư phát triển thành khối u ác tính chiếm tỷ lệ thấp hơn so với một cơ thể có hệ miễn dịch kém. Điều này đã phần nào khiến nhiều người tò mò về vai trò của hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh ung thư như thế nào.
Tìm hiểu về hệ miễn dịch và vai trò của hệ miễn dịch trong cơ thể
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ chủ thể bao gồm nhiều cấu trúc thành phần và quá trình hoạt động sinh học đặc thù có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể là phát hiện những yếu tố bất lợi có thể tạo thành mầm bệnh và vô hiệu hóa hay trung hòa chúng, bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh được bệnh tật.
Thành phần cấu tạo và vai trò của hệ miễn dịch trong cơ thể
Một hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể thường bao gồm 4 thành phần sau
– Các hàng rào vật lý và hoá học như da, niêm mạc, các chất kháng khuẩn được tiết ra trên các bề mặt có vai trò kháng khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm, nhiễm trùng
– Các tế bào thực bào (tế bào trung tính, đại thực bào) và tế bào NK (tế bào giết tự nhiên) giữ vai trò “chiến đấu” xua đuổi và tiêu diệt các tế bào bất thường, tế bào có mầm móng gây bệnh và tấn công các sinh vật xâm nhập vào cơ thể, thậm chí làm phá vỡ các tế bào hình thành khối u gây ung thư.
– Các protein trong máu, bao gồm hệ thống bổ thể làm nhiệm vụ tiêu diệt các mầm bệnh bằng kháng thể, phá vỡ màng sinh chất và giết chết tế bào ngoại lai.
Vai trò của hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh ung thư như thế nào?
Một cơ thể có hệ miễn dịch tốt có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với một cơ thể có hệ miễn dịch và đề kháng yếu. Bởi lẽ khi “tấm chắn bảo vệ” mỏng manh yếu ớt sẽ tạo điều kiện cho rất nhiều yếu tố bất lợi tấn công như sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình oxy hóa, lão hóa, các gốc tự do hình thành, quá trình tái lập cấu trúc tế bào dễ bị xáo trộn và nguy cơ tăng sinh tế bào gây bệnh ung thư là rất cao.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh – rất cần cho bệnh nhân ung thư
Khi cơ thể mắc bệnh ung thư, hệ miễn dịch sẽ suy giảm trầm trọng. Điều này lại tạo điều kiện thuận lợi để các khối ung tiếp tục hoành hành, bành trướng và xâm lấn. Các tế bào ung thư tiếp tục gia tăng một cách mất kiểm soát khiến tình trạng bệnh diễn tiến nhanh hơn.
Hơn nữa, việc điều trị ung thư hiện nay bằng phương pháp hóa trị và xạ trị lại là con dao hai lưỡi khi không chỉ tác động lên tế bào ung thư mà còn làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh vùng lân cận gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém.
Sau khi điều trị ung thư loại bỏ khối ung, cơ thể vẫn có thể tiếp tục sản sinh tế bào ung thư và hậu quả là ung thư di căn tái phát trở lại nếu hệ miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để tiếp tục chống lại các mầm móng gây bệnh.
Như vậy, trước, trong và cả sau khi điều trị ung thư, cơ thể đều rất cần một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Vai trò của hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh ung thư
Song song với phương pháp hóa trị, xạ trị và phẫu thuật thì mới đây, liệu pháp miễn dịch trị liệu cũng được áp dụng đồng thời với những hiệu quả được đánh giá cao. Hiệu quả đó đã nói lên được vai trò của hệ miễn dịch đối với cơ thể người bệnh ung thư như thế nào.Cụ thể là miễn dịch trị liệu có thể giúp:
- Ức chế sự di căn xâm lấn các khối u đến các cơ quan khác trong cơ thể.
- Chặn đứng hoặc làm chậm lại sự sản sinh, tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào ung thư.
- Giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn trong việc điều trị ung thư, giúp cơ thể khỏe mạnh và kháng lại được những tác hại của quá trình hóa trị và xạ trị.
Để lại một phản hồi