Tử tô, tía tô hay tô diệp là một loại thảo dược thường niên, thực phẩm thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Lá, hạt và thân được sử dụng trong y học dân gian. Theo y học cổ truyền, tía tô được chỉ định để điều trị các bệnh liên quan đến trầm cảm – lo âu. Bên cạnh điều trị hen suyễn, dị ứng, cảm lạnh, nôn mửa, đau bụng và khó tiêu. Do đó, hoạt động như một thuốc giảm đau và thuốc an thần. Tía tô có những hoạt động sinh học khác nhau. Như chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống dị ứng, chống trầm cảm, chống viêm và bảo vệ thần kinh.
1. Khởi đầu từ Tử tô
Tía tô được trồng rộng rãi trên khắp các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ. Tía tô là một loại thảo dược quan trọng đã được ghi nhận trong kinh điển y học cổ truyền. Tử tô được trồng như một cây cảnh trong vườn và là một gia vị hay rau ăn hằng ngày của Việt Nam ta.
2. Câu chuyện về Tử tô
Một lần Hoa Đà gặp một nhóm thanh niên đang thi ăn cua. Ông nhắc nhở không nên ăn quá nhiều. Tuy nhiên, mọi người không tin và cuộc thi tiếp tục diễn ra. Nửa đêm, những thanh niên này bị đau bụng và nôn mửa. Tìm ông xin trị. Hoa Đà nhớ lại: từng nhìn thấy một con rái cá, ăn một con cá lớn, bụng phình ra. Con rái cá đã ăn một loại cây màu tím và đi ngủ. Vì vậy, ông điều chế thuốc sắc của cây này. Một lát sau, các triệu chứng được cải thiện.
Hoa Đà nghĩ đây hẳn là một vị thuốc tốt, nó có màu tím, ăn vào giúp tiêu thực, thoải mái. Vì vậy, mới đặt tên là Tử thư, nghĩa là màu tím làm thư thái, thoải mái. Sau này phát triển thành từ đồng âm là Tử tô.
3. Dân gian 5 châu với Tử tô
Tía tô là một trong những loài phổ biến nhất trong cộng đồng châu Á. Lá tía tô đã được sử dụng như một thuốc giải độc trong các món cá và cua ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Nhật Bản, đã sử dụng để làm dầu khô để chống thấm ô hoặc như một loại thảo mộc trang trí cho sushi.
Tại Ấn Độ, toàn bộ cây đã được sử dụng để điều trị rối loạn dạ dày và hương vị cho cà ri. Dầu hạt của nó được sử dụng để xoa bóp hai lần một ngày cho bệnh viêm khớp ở Nepal. Nước ép lá được sử dụng để xua đuổi giun đường ruột và cắt vết thương tại Nepal. Việt Nam, lá được sử dụng như một loại gia vị và được sử dụng để nấu ăn như rau.
4. Hợp chất hóa học trong Tử tô
Hiện tại có 271 hợp chất khác nhau được phân lập trong hạt, thân và lá tử tô. Nhóm ưa nước (acid phenolic, flavonoid, anthocyanin). Hoặc nhóm kỵ nước (lipophilic) (hợp chất dễ bay hơi, triterpen, phytosterol, acid béo, tocopherol và policosol).
Các thành phần phenolic có hàm lượng nhiều nhất trong giai đoạn ra hoa. Các hợp chất anthocyanin tích tụ trong biểu bì của lá và thân. Hạt tía tô được tìm thấy rất giàu policosanols. Có hơn 119 hợp chất từ tinh dầu của tía tô từ các phần của cây. Hàm lượng caroten cao hơn gấp 5 lần cà rốt, rau bina hoặc rau diếp.
Dầu tía tô chiếm khoảng 40% trọng lượng hạt. Cung cấp thành phần acid béo tốt như acid palmitic, acid stearic, acid oleic, linoleic acid và acid linolenic.
5. Tính chất dược lý của Tử tô
Hoạt động sinh học của tía tô do sự hiện diện của các hợp chất sinh hóa khác nhau tạo ra lợi ích sức khỏe cho con người.
5.1. Hoạt tính chống oxy hóa
Tiêu thụ tử tô có thể liên quan đến việc giảm nguy cơ tim mạch và rối loạn chuyển hóa. Những lợi ích này thường do khả năng chống oxy hóa cao của thuốc. Đặc biệt là hàm lượng acid phenolic, flavonoid và carotenoids. Chiết xuất từ hạt tía tô và lá thể hiện hoạt động chống oxy hóa nhiều hơn.
Vai trò của luteolin flavonoid từ hạt tía tô dường như cung cấp hoạt động chống oxy hóa. Đáng kể hơn là ngăn chặn quá trình oxy hóa lipoprotein mật độ thấp (LDL) so với lá xanh.
5.2. Hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm
Chiết xuất hạt tía tô giàu polyphenol được chứng thực về hoạt tính kháng khuẩn đối với Streptococci đường uống và vi khuẩn nha chu. Hoạt động kháng khuẩn của tinh dầu từ lá tác động trên vi khuẩn gram dương và gram âm. Do hợp chất terpene phong phú, perillaldehyde, ức chế vừa phải trong phạm vi rộng của hai loại vi khuẩn.
Tác dụng diệt nấm của tía tô có tác dụng kháng nấm Trichophyton. Bằng cách làm giảm phụ thuộc vào việc sản xuất độc tố α, enterotoxin A và B.
5.3. Hoạt tính chống trầm cảm
Thành phần phenolic của lá tía tô, chẳng hạn như apigenin và acid caffeic có tác dụng ức chế sự bất thường về cảm xúc do căng thẳng.
Tinh dầu và perillaldehyde từ lá tía tô cũng được tìm thấy cũng có đặc tính chống trầm cảm.
5.4. Hoạt tính chống viêm
Chiết xuất tử tô có hoạt động chống viêm. Thông qua việc ức chế sự biểu hiện của các cytokine gây viêm, ức chế hoạt hóa protein kinase (MAPK) và yếu tố hạt nhân NF-B.
Dầu hạt tía tô cho thấy tác dụng bảo vệ tuyệt vời chống lại viêm trào ngược dạ dày thực quản. Hơn nữa, tinh dầu ức chế sự giải phóng HMGB1 và phản ứng viêm phụ thuộc vào HMGB1 trong các tế bào nội mô.
Một loạt perillaketone và alkaloid được phân lập từ tía tô. Cho thấy tác dụng ức chế đáng chú ý đối với các cytokine tiền viêm (TNF-a hoặc IL-6) và chất trung gian gây viêm (NO).
Tử tô có truyền thống sử dụng lâu đời ở nhiều nước châu Á trong y học cũng như ẩm thực. Tía tô nhiều công dụng, theo truyền thống để chữa các bệnh liên quan đến trầm cảm, hen suyễn, lo âu, cảm lạnh và rối loạn tiêu hóa. Với nhiều đặc tính có lợi, tử tô rất có lợi khi sử dụng như một phương pháp thực dưỡng. Nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia khi áp dụng tử tô khi điều trị các bệnh thường gặp.
Để lại một phản hồi