Nguyên nhân và cách khắc phục Suy giảm nội tiết tố nữ

Tổng quan 1

Nội tiết tố nữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Bởi vậy, khi suy giảm nội tiết tố sẽ ảnh hưởng rất lớn và khiến người phụ nữ mất tự tin. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng suy giảm nội tiết tố trong bài viết dưới đây.

Tổng quan

Nội tiết tố (hay còn gọi là hormone) là những chất hóa học tự nhiên được sản xuất trong cơ thể bởi các tuyến nội tiết, chúng giúp truyền “thông tin” giữa tế bào và các cơ quan. Có nhiều loại nội tiết tố khác nhau, mỗi loại có một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta.

Nội tiết tố nữ là nội tiết tố được sản xuất chủ yếu hoặc chỉ sản xuất ở nữ giới. Các nội tiết tố chính cho cơ thể phụ nữ có thể kể đến là: estrogen, progesterone, GnRH, FSH, LH, .v.v. Trong đó, nội tiết tố nữ estrogen được cho là có một vai trò quan trọng nhất và là nội tiết tố nữ chính nhất trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Vì vậy trong bài viết chúng tối sẽ chỉ đề cập đến vấn đề suy giảm estrogen mà thôi.

Tổng quan 1
Nội tiết tố nữ estrogen được cho là có một vai trò quan trọng nhất. Vì vậy, suy giảm nội tiết tố nữ chính là suy giảm estrogen (Ảnh minh họa)

Suy giảm estrogen là gì?

Suy giảm estrogen là tình trạng nồng độ estrogen có mức thấp hơn so với giai đoạn mà cơ thể bạn đang cần.

Ở mỗi độ tuổi, giai đoạn trong cuộc đời, phụ nữ lại có nồng độ estrogen khác nhau. Thậm chí, mức độ estrogen cũng có thể thay đổi trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, về cơ bản, mức estrogen bình thường ở một phụ nữ trưởng thành là từ 23 – 261 pg/mL hay 84 -1325 pmol/L. Khi bạn có mức độ estrogen thấp hơn mức bình thường này, tức là bạn đang bị suy giảm, thiếu hụt estrogen.

Nội tiết tố nữ estrogen là một hormone được sản xuất trong buồng trứng và thường được liên kết với hệ thống sinh sản nữ. Tuy nhiên, nó cũng hiện diện với số lượng nhỏ trong cơ thể đàn ông. Estrogen còn được coi là hormone giới tính vì nó điều chỉnh sự phát triển tình dục ở nữ giới.

Suy giảm nội tiết tố nữ có nguy hiểm không?

Câu trả lời là . Bởi nội tiết tố nữ có những vai trò cực kì quan trọng với sức khỏe – sinh lý – sắc đẹp ở người phụ nữ.

Một số chức năng chính của estrogen có thể kể tới là:

  • Chịu trách nhiệm chính cho sự phát triển chức năng tình dục của các bé gái khi chúng đến tuổi dậy thì;
  • Làm thay đổi mô vú trong thời niên thiếu và mang thai;
  • Giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt;
  • Điều chỉnh trọng lượng cơ thể bằng cách giúp kiểm soát sự trao đổi chất liên quan đến sự phát triển và tăng trưởng của mô xương khỏe mạnh (ngăn ngừa mất xương bằng cách thúc đẩy sự hấp thụ và duy trì mức canxi);
  • Đóng một vai trò trong việc thúc đẩy hoạt động tim mạch, giúp tim và mạch máu khỏe mạnh;
  • Duy trì vẻ đẹp làn da;
  • Bảo vệ khung xương;
  • Đóng Vai trò quan trọng với sức khỏe tâm thần của phụ nữ;
  • .v.v.

Như vậy, nếu bị suy giảm nội tiết tố, phụ nữ có thể gặp phải một loạt các vấn đề trên toàn hệ thống cơ thể, từ nhẹ tới nặng, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Phần dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu những dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ estrogen, đây cũng chính là những vấn đề mà phụ nữ có thể gặp phải và biểu hiện ra bên ngoài khi bị giảm nội tiết tố.

Suy giảm nội tiết tố nữ có nguy hiểm không? 1
Nếu bị suy giảm nội tiết tố, phụ nữ có thể gặp phải một loạt các vấn đề trên toàn hệ thống cơ thể, từ nhẹ tới nặng, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống (Ảnh minh họa)

Triệu chứng – dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ

Triệu chứng sinh lý

  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Khô âm đạo
  • Chu kì kinh nguyệt rối loạn

Triệu chứng tâm thần

  • Mệt mỏi
  • Trí nhớ giảm sút
  • Chóng mặt
  • Khó tập trung
  • Lo lắng
  • Cáu gắt
  • Tâm thần hoảng loạn
  • Trầm cảm, muộn phiền

Triệu chứng đau

  • Đau vú
  • Nhức đầu
  • Đau khớp
  • Đau rát miệng
  • Cảm giác sốc điện (xuất hiện như tiền thân của cơn bốc hỏa)
  • Đau răng
  • Có các vấn đề về tiêu hóa
  • Da khô, ngứa ran

Triệu chứng khác

  • Nóng bừng
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Rụng tóc
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Tăng cân
  • Tiểu són, tiểu không kiểm soát
  • Dị ứng
  • Móng tay dễ gãy
  • Thay đổi mùi cơ thể
  • Nhịp tim bất thường
  • Loãng xương

Ai dễ bị suy giảm nội tiết tố nữ?

Tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ có thể gặp ở bất kì phụ nữ nào, tuy nhiên có một số chị em dễ mắc phải tình trạng này hơn những người khác, gồm:

  • Phụ nữ tuổi sau 30;
  • Phụ nữ trong thời kì tiền mãn kinh, mãn kinh;
  • Phụ nữ sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp;
  • Phụ nữ có chu kì kinh nguyệt không đều;
  • .v.v.

Nguyên nhân suy giảm nội tiết tố nữ

Nguyên nhân cơ giới

  • Bước vào thời kì tiền mãn kinh, mãn kinh;
  • Tập thể dục quá mức;
  • Suy dinh dưỡng (khiến phụ nữ bị thiếu cân trầm trọng);
  • Mắc chứng chán ăn hoặc chứng cuồng ăn.
  • .v.v.

Nguyên nhân bệnh lý

  • Suy buồng trứng sớm;
  • Rối loạn tuyến giáp;
  • Rối loạn chức năng tuyến yên.
  • Hội chứng Tớc-nơ;
  • Rối loạn thận lâu dài;
  • Tác dụng của hóa trị liệu (thuốc điều trị ung thư);
  • Có tiền sử gia đình có vấn đề về nội tiết tố (gây ra các tình trạng như u nang buồng trứng)
  • Thực hiện các phẫu thuật ở tử cung – buồng trứng (như phẫu thuật cắt buồng trứng, cắt tử cung,…)
  • .v.v.

Chẩn đoán

Chẩn đoán 1
Nếu gặp phải những triệu chứng suy giảm nội tiết tố nữ kể trên, bạn nên lên lịch đi khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín (Ảnh minh họa)

Nếu gặp phải những triệu chứng suy giảm nội tiết tố nữ kể trên, bạn nên lên lịch đi khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín. Trong cuộc hẹn với bác sĩ, bạn sẽ được đánh giá các triệu chứng và làm một số xét nghiệm nếu bác sĩ cảm thấy cần thiết.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, chẳng hạn như: bạn gặp chúng từ lúc nào, mức độ nặng – nhẹ của chúng ra sao, tần suất mà bạn gặp phải, nó ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bạn thế nào,… Sau đó, bác sĩ sẽ khai thác thêm về tiền sử gia đình của bạn để đánh giá các nguyên nhân di truyền có thể có của bạn. Kiểm tra đánh giá và xác định các nguyên nhân cơ bản xong, bác sĩ có thể cho bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone estrogen.

Mức estrogen được coi là bình thường như thế nào còn phụ thuộc vào tuổi và giới tính của bạn. Đối với phụ nữ, mang thai cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến mức estrogen hoặc bạn đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả. Mức độ cao hay thấp của một dạng estrogen cụ thể không đủ để chẩn đoán tình trạng của bạn. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.

Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm estrogen và các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm khác để giúp xác định chẩn đoán, chẳng hạn như: xét nghiệm DNA (để đánh giá các bất thường của hệ thống nội tiết); xét nghiệm kiểm tra mức độ hormone kích thích nang trứng FSH;…

Lưu ý trước khi đi khám. Bạn không cần phải làm gì đặc biệt để chuẩn bị cho xét nghiệm estrogen, chẳng hạn như: bạn không cần phải ngừng ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Nhưng trước khi làm các xét nghiệm, bạn nên nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc và chất bổ sung mà bạn bạn đang dùng. Điều đặc biệt quan trọng bởi một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Điều trị suy giảm nội tiết tố nữ

Có một số phương pháp để điều trị suy giảm nội tiết tố nữ, gồm:

  • Biện pháp tự nhiên
  • Liệu pháp estrogen
  • Liệu pháp thay thế hormone HRT

Việc lựa chọn phương pháp điều trị suy giảm estrogen tùy thuộc vào tình trạng bệnh, chi phí và tác dụng phụ, … Đối với những trường hợp suy giảm ít có thể chỉ cần việc thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh hơn. Đối với những trường hợp suy giảm nhiều, phụ nữ thời kỳ mãn kinh có thể sử dụng trị liệu HRT- tuy nhiên phương pháp có thể gây ra nhiều tác dụng phụ chị em cần cân nhắc kỹ và có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.

Biện pháp tự nhiên

Đây là biện pháp gồm những thay đổi trong lối sống:

  • Xây dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh kết hợp các thực phẩm giàu estrogen trong các bữa ăn hàng ngày. ( Tìm hiểu thêm: 14 thực phẩm giàu estrogen nhất)
  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, áp lực. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không lành mạnh, đồ uống có cồn, caffeine, … Kết hợp với tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng. Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
  • Duy trì cân nặng tiêu chuẩn. Giảm cân an toàn nếu bạn đang thừa cân.
  • Tập thể dục. Lựa chọn bộ môn yêu thích và luyện tập thường xuyên, vừa đủ với sức khỏe

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*