I. NHỌT ỐNG TAI NGOÀI
1. Định nghĩa
Nhọt ống tai là sự nhiễm khuẩn nang lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi ở ống tai.
2. Triệu chứng
a. Cơ năng và toàn thân
– Đau tai: đau dữ dội, tăng về ban đêm, khi nhai, ngáp, cử động đầu.
– Nếu nhọt to gây ù tai, nghe kém, cảm giác nặng đầy trong tai.
– Có thể có sốt, ăn ngủ kém.
b. Thực thể
+ Giai đoạn viêm tấy: nốt sưng, đỏ đường kính vài milimet, chạm vào rất đau.
+ Khi kéo vành tai hoặc ấn nắp tai bệnh nhân đau.
+ Giai đoạn hoá mủ:
– Trên đầu nhọt có chấm trắng, ranh giới không rõ rệt, ống tai phù nề.
– Khi nhọt đã vỡ: ống tai có mủ và có thể nhìn thấy lỗ vỡ.
3. Điều trị
a. Giai đoạn viêm tấy (chưa hoá mủ)
– Chấm cồn Iod 1%.
– Giảm đau – hạ sốt.
– Kháng sinh tiêm hoặc uống.
b. Giai đoạn hoá mủ
– Nếu chưa vỡ: chích tháo mủ, đặt bấc thấm Boric 3% hoặc kháng sinh.
– Dùng kháng sinh toàn thân.
II. DỊ VẬT ỐNG TAI NGOÀI
1. Nguyên nhân
– Trẻ em: nhét đồ vật như hòn sỏi, viên bi, hạt đậu… vào tai.
– Người lớn: mảnh kim khí, hạt thóc, côn trùng như vắt, đỉa, dán… chui vào tai.
2. Triệu chứng
* Dị vật không cử động
– Nếu dị vật to gây bít tắc ống tai, cảm giác nặng đầy trong tai, ù tai, nghe kém.
– Soi tai: xác định được dị vật.
* Dị vật cử động:
– Đau nhói và có tiếng lùng bùng trong tai do dị vật chạm vào màng tai.
– Ù tai, nghe kém.
– Soi tai: thấy dị vật.
3. Xử trí
a. Dị vật không cử động
– Bơm nước ấm vào thành trên ống tai, tia nước sẽ đẩy dị vật ra.
– Nếu dị vật là mảnh kim loại nhỏ có thể dùng nam châm hút ra.
– Soi lấy dị vật.
b. Đối với dị vật cử động
– Để nằm nghiêng, hướng tai có dị vật lên trên, rót đầy nước ấm vào tai để dị vật tự ra hoặc bị chết rồi lấy ra.
– Có thể nhỏ các dung dịch như Ete, cồn 70o để 5 phút sau dị vật chết lấy ra.
– Soi lấy dị vật.
Để lại một phản hồi