Nguyên nhân và điều trị hiếm muộn

Hiếm muộn

1. Hiếm muộn là gì?

Hiếm muộn vô sinh là khi hai vợ chồng mong muốn có con, chung sống với nhau bình thường, không sử dụng một biện pháp ngừa thai nào mà sau một năm vẫn không có thaiMột cặp vợ chồng gọi là hiếm muộn vô sinh khi sống cùng nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có con.

Khả năng có thai của một cặp vợ chồng khỏe mạnh, dưới 30 tuổi và quan hệ tình dục thường xuyên khoảng 2-3 lần/tuần là 20-25% mỗi tháng. Phần lớn các cặp vợ chồng sẽ có thai trong vòng 1 năm đầu khi không sử dụng biện pháp ngừa thaiSau một năm chung sống khoảng 80 – 85% các cặp vợ chồng có thể có thai tự nhiên.

Nguyên nhân gây hiếm muộn có thể từ vợ hoặc chồng, theo thống kê cho thấy nguyên nhân do người vợ chiếm khoảng 30-40%, do chồng chiếm 30 – 40 %, do cả 2 vợ chồng chiếm 10 – 20 5-30% và hiếm muộn không rõ nguyên nhân chiếm khoảng 10%.

Có 2 loại hiếm muộn:

– Hiếm muộn nguyên phát (Vô sinh 1): chỉ cặp vợ chồng chưa mang thai lần nào

– Hiếm muộn thứ phát (Vô sinh 2): chỉ cặp vợ chồng đã có thai ít nhất một lần, nhưng hiện tại lại không thể có thai được.

2. Triệu chứng của hiếm muộn

– Ở nữ giới: vú tiết dịch bất thường, âm đạo bị viêm, chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, đau bụng khi hành kinh nhiều, bất thường, hoặc mất kinh, sảy thai.

Triệu chứng hiếm muộn ở nữ

– Ở nam giới: thân hoặc đầu dương vật bị tổn thương, cảm thấy sưng đau ở bìu, bìu sưng to, đau và sưng ở quy đầu, tiểu rát, tinh dịch có máu, khi xuất tinh bị đau, đau tinh hoàn, liệt dương, đau khi giao hợp.

Triệu chứng hiếm muộn ở nam giới

Có thể người bệnh bị hiếm muộn mà không có một triệu chứng nào đặc hiệu, do đó nếu sau một năm mong con mà không có kết quả thì cả hai vợ chồng nên đến khám tại các cơ sở y tế.

3. Nguyên nhân bệnh vô sinh, hiếm muộn

Trường hợp do chồng

Nguyên nhân hiếm muộn ở nữ giới

– Bất thường tinh dịch: Vô tinh do tắc nghẽn hoặc do bất sản, giảm chất lượng tinh trùng (tinh trùng ít, yếu, dị dạng).

– Bất thường giải phẫu: giãn tĩnh mạch thừng tinh, lỗ tiểu đóng thấp, đóng cao, tinh hoàn ẩn.

– Rối loạn chức năng: giảm ham muốn, rối loạn cương dương, rối loạn phóng tinh, chứng giao hợp đau.

– Các nguyên nhân khác: chấn thương tinh hoàn, phẫu thuật niệu sinh dục, viêm nhiễm niệu sinh dục hay nguyên nhân di truyền.

Trường hợp do vợ

Nguyên nhân hiếm muộn do vợ

– Bất thường phóng noãn: Vòng kinh không phóng noãn do ảnh hưởng của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng.

– Nguyên nhân do vòi tử cung: Các bệnh lý có thể gây tổn thương vòi tử cung như viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây qua đường tình dục, tiền sử phẫu thuật vùng chậu và vòi tử cung, lạc nội mạc tử cung ở vòi tử cung, bất thường bẩm sinh ở vòi tử cung hay do triệt sản.

– Nguyên nhân tại tử cung: U xơ tử cung, viêm dính buồng tử cung, bất thường bẩm sinh (dị dạng tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn, không có tử cung…)

– Nguyên nhân do cổ tử cung: chất nhầy kém, kháng thể kháng tinh trùng, tổn thương ở cổ tử cung do can thiệp thủ thuật (khoét chóp, đốt điện…), cổ tử cung ngắn.

– Nguyên nhân khác: Tâm lý tình dục, chứng giao hợp đau, các dị dạng bẩm sinh đường sinh dục dưới…

Các yếu tố nguy cơ gây hiếm muộn của người bao gồm:

– Chế độ dinh dưỡng: một số thực phẩm chứa tác nhân ảnh hưởng xấu đến cơ quan sinh dục

– Các chất độc hại làm yếu tinh trùng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai: thuốc lá, rượu, ma túy, hóa chất….

– Bệnh lây qua đường tình dục: lậu, giang mai….

– Tuổi kết hôn: khả năng sinh sản đã giảm đi đối với người phụ nữ kết hôn muộn khi gần 40 tuổi.

3. Điều trị hiếm muộn

Nguyên tắc điều trị hiếm muộn vô sinh là điều trị cả hai vợ chồng và điều trị toàn diện. Nói chung, việc điều trị cụ thể tuỳ vào từng cá thể với các nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có thể phân theo các phương pháp chính sau:

Điều trị ở nữ giới

– Nếu có bất thường phóng noãn: chỉ định kích thích buồng trứng theo nhiều phác đồ khác nhau nhằm tăng sự phát triển nang noãn, tăng trưởng thành và phóng noãn. Một số tác dụng phụ có thể gặp: nhức đầu, phát ban, đầy hơi, bốc hoả, khô âm đạo.

Tắc vòi trứng: phẫu thuật mổ thông vòi trứng qua mở bụng hoặc qua nội soi.

– Điều trị viêm nhiễm đường sinh dục nếu có trước khi thăm dò nguyên nhân vô sinh. Có khoảng 5% bệnh nhân vô sinh có thai tự nhiên chỉ mới sau khi điều trị viêm âm đạo, cổ tử cung hoặc thay đổi môi trường âm đạo..

– Các điều trị hỗ trợ cần thiết khác như chỉ định Bromocriptin trong trường hợp vô kinh tiết sữa, chế phẩm tăng nhạy cảm insulin (metformin) trong hội chứng buồng trứng đa nang…

– Phẫu thuật có thể chỉ định như nội soi gỡ dính, đốt điểm buồng trứng đa nang, bóc u lạc nội mạc, sửa chữa các dị dạng sinh dục… Một số tác dụng phụ: đau và khó chịu sau phẫu thuật.

Điều trị ở nam giới:

– Bất thường tinh dịch đồ: tuỳ vào mức độ bất thường mà chỉ định phương pháp can thiệp.

Điều trị hiếm muộn

+ Nội tiết tố: có thể cải thiện chất lượng tinh trùng trong những trường hợp do nguyên nhân nội tiết, bất thường mức trung bình, tuy nhiên quá trình điều trị thường dài ngày, tốn kém và không cải thiện nhiều.

+ Thụ tinh nhân tạo với bơm tinh trùng sau lọc rửa vào trong buồng tử cung được ưu tiên chỉ định cho trường hợp bất thường tinh trùng trung bình. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, gần với sinh lý nhất và tỷ lệ có thai cộng dồn khá tốt.

+ Thụ tinh trong ống nghiệm: là một thành tựu trong điều trị vô sinh với khả năng can thiệp tối đa, đặc biệt những người tinh trùng ít, yếu và dị dạng nặng. Những trường hợp vô tinh do tắc nghẽn, tinh trùng có thể được trích từ tinh hoàn, mào tinh để tiêm vào trong bào tương trứng. Đây cũng có thể là chỉ định trong trường hợp vô sinh do vòi trứng không có khả năng phẫu thuật, suy buồng trứng hay vô sinh không rõ nguyên nhân.

– Bất thường chức năng tình dục: loại trừ các nguyên nhân thực thể (đái tháo đường, bất thường mạch máu, thần kinh, u xơ tiền liệt tuyến…), tâm lý liệu pháp, các chế phẩm kích thích tình dục chỉ được chỉ định sau khi đã loại trừ các bệnh lý thực thể và chỉ dùng hạn chế với sự theo dõi của thầy thuốc.

– Có thể chỉ định phẫu thuật sửa chữa trong giãn tĩnh mạch thừng tinh, lỗ tiểu đóng thấp, tinh hoàn lạc chỗ…

4. Phòng ngừa bệnh hiếm muộn

Phòng hiếm muộn ở nam

Phòng ngừa hiếm muộn ở nam giới

– Phòng ngừa các bệnh có thể gây vô sinh như: bệnh viêm tuyến tiền liệt, bệnh quai bị… bằng cách tiêm vắc xin phòng dịch, duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ, điều trị bệnh kịp thời và đúng cách để tránh dẫn đến biến chứng.

– Thực hiện biện pháp an toàn tình dục để tránh các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Luôn sử dụng bao cao su để phòng tránh những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, viêm nhiễm phụ khoa

– Kiểm tra tổng quát để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường

– Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh nội tiết như bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp,..

– Chế độ dinh dưỡng hợp lí: các yếu tố vô cùng cần thiết để tăng nồng độ testosterone trong cơ thể, bổ sung cả chất và lượng cho tinh trùng đủ như kẽm, đồng…; vitamin C, E ngăn chặn tình trạng đóng cục tinh trùng; món ăn chế biến từ sò, ốc, cá, thịt, ngũ cốc… đảm bảo sức khỏe cho các tinh binh; gan động vật, men bia, các loại rau lá xanh, đậu, ngũ cốc, thịt, sữa, trái cây và các chế phẩm của sữa như sữa chua, chè và cung cấp đủ nước

– Không nên sử dụng các chất kích thích có thể làm suy giảm lượng tinh trùng như: thuốc lá, ma tuý… đặc biệt là rượu có khả năng tinh trùng suy yếu, giảm cường độ phản xạ xuất tinh

– Tránh xa những chất độc hại như: thuốc trừ sâu, hóa chất, môi trường có nhiều sóng điện tử…, môi trường hầm lò, X-quang, hạn chế tiếp xúc với sóng ăng ten, điện thoại di động,… làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng

– Giữ mát cơ quan sinh dục để tránh làm giảm số lượng tinh trùng khỏe mạnh bằng cách: không nên đi xe trong thời gian dài, không tắm và ngâm mình trong dòng nước quá nóng; không mặc quần sịp, quần bò bó sát, tránh ngồi lâu một chỗ…

– Tìm hiểu rõ vấn đề chăn gối để biết thời điêm nào nên tích lũy tinh trùng, tung quân đúng lúc và tâm lý hòa hợp của vợ chồng.

Phòng hiếm muộn ở nữ giới

Phòng ngừa hiếm muộn ở nữ

– Quan hệ tình dục lành mạnh, tránh quan hệ tình dục bừa bãi.

– Không nên nạo, hút thai nhiều lần

– Hạn chế stress làm giảm hormone sinh dục dẫn đến khả năng thụ thai khó hơn rất nhiều.

– Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bệnh dễ gây vô sinh như tắc vòi trứng, viêm nhiễm khuẩn đường sinh dục, viêm tử cung…

– Hạn chế các thói quen có hại như uống rượu, hút thuốc, thụt rửa âm đạo liên tục… đều có thể làm suy giảm chức năng buồng trứng và dễ gây mãn kinh sớm.

– Bổ sung vitamin đặc biệt là vitamin E có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của buồng trứng để tăng khả năng sinh sản của bạn.

– Duy trì trọng lượng cân đối, giảm cân, cần tập thể dục vừa phải, tránh tình trạng béo phì

Nguồn: Thạc sĩ Võ Văn Khoa – BV Đại học Y dược Huế

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*