Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ y sinh học, rất nhiều loại dược liệu Đông Y đã được đẩy mạnh nghiên cứu. Với nhịp điệu đó, có một vị thuốc đã được khẳng định công dụng bằng thực nghiệm, đó là Mộc thông. Mộc thông trong Đông Y là một vị thuốc có công dụng lợi tiểu, trị tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt, bí tiểu. Về nguồn gốc loài cây này, theo thống kê, phát hiện thấy hơn 10 loại cây khác nhau. Thuộc về các họ thực vật khác nhau, chủ yếu thuộc 2 họ: Mộc hương (Aristolochiaceae) và họ Mao Lương (Rauunculaceae).
1. Mô tả Mộc thông
1.1. Các loài cây Mộc thông
Cây mộc thông mã đậu linh hay mộc thông (Hocquartia manshuriensis (Kom) Nakai hay Aristolochia manshuriensis Kom thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae).
1.2. Đặc điểm hình thái cây Mộc thông
Dây leo thân gỗ, thân cây mảnh khảnh, hình trụ, uốn lượn, vỏ thân màu nâu xám. Lá mọc xen kẽ hoặc mọc thành chùm trên các nhánh ngắn, thường có 5 lá chét, đôi khi 3 – 4 hoặc 6 – 7; cuống lá mảnh, dài 4,5 – 10 cm; lá chét hình elip, hình trứng hoặc oval. Mộc thông thường mọc trên cỏ dưới rừng ở độ cao thấp.
Ra quả thành đôi hoặc đơn độc, hình thuôn hoặc hình elip, dài 5 – 8 cm, đường kính 3 – 4 cm, màu tím khi trưởng thành, nứt dọc. Trong khoang, chủ yếu là hạt. Hạt hình trứng thuôn, hơi phẳng, nhiều hàng không đều.
Thời kỳ ra hoa từ tháng 4 đến tháng 5, thời gian ra quả từ tháng 6 đến tháng 8.
1.3. Dược liệu Mộc thông
Thân cây gỗ khô của Mộc thông có hình trụ và cong, với chiều dài 30 – 60 cm và đường kính 1,2 – 2 cm. Bề mặt màu nâu xám, da cực kỳ sần sùi và có nhiều vết nứt không đều.
Các nút không rõ ràng, chỉ nhìn thấy các vết gãy nhánh bên. Nó cứng, khó vỡ và xơ. Phần da dày, màu nâu vàng và gỗ có màu trắng vàng. Ống thân có các lỗ dày đặc. Vị đắng. Loại tốt là loại vàng đều từ trong ra ngoài.
2. Thu hái và bào chế
2.1. Thu hái
Mộc thông được thu hoạch sau khi trồng 5 – 6 năm. Cây Mộc thông già được thu hoạch vào mùa thu. Cắt thân dây leo thành từng đoạn ngắn dài tuỳ ý. Cạo bỏ vỏ ngoài, bó thanh từng bó, phơi khô.
2.2. Bào chế
Mộc thông đem về loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ngâm trong nước, ủ mềm. Thái lát sau đó phơi hoặc sấy khô là được.
3. Thành phần hoá học
Trong cây Mộc thông có chứa betulin, axit oleanolic, hederagein, akeboside, saponin. Ngoài ra, nó còn chứa stigmasterol, beta-sitosterol, daucosterol, inositol, sucrose và muối kali.
4. Tác dụng dược lý
- Người uống mộc thông (5 lần, mỗi lần 3g mộc thông) thì thấy có tác dụng lợi tiểu.
- Người lớn uống với liều 15g/ lần hay hơn thì sau 30 – 60 phút thấy nôn mửa.
- Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ trên sinh vật, truyền nước hoặc thuốc sắc Mộc thông có thể ức chế các loại nấm gây bệnh khác nhau ở các mức độ khác nhau. Các saponin được chiết xuất có tác dụng lợi tiểu trên chuột. Chúng cũng có tác dụng ức chế viêm khớp thực nghiệm ở chuột, có thể do việc kéo dài thời gian ngủ gây ra tác dụng giảm đau nhất định.
5. Công dụng, liều dùng
5.1. Công dụng
Có tác dụng lợi tiểu tiện, thông huyết mạch.
Chủ trị: trị tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt, bí tiểu, phù thũng, phụ nữ kinh bế, sữa tắc. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc.
5.2. Liều dùng
Liều dùng hàng ngày 4 – 6 g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
6. Đơn thuốc kinh nghiệm
6.1. Bí tiểu tiện
Khó đi tiểu, tiểu tiện ngắn đỏ, tiểu gắt buốt
Dùng Mộc thông, Phục linh, Trạch tả, Đăng tâm, Xa tiền, Chư linh, mỗi vị 6g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml. Chia nhiều lần uống trong ngày.
6.2. Tiểu tiện ra máu
Mộc thông, Ngưu tất, Sinh địa, Thiên môn đông, Hoàng bá, Cam thảo, mỗi vị 4g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml. Chia nhiều lần uống trong ngày.
6.3. Bế kinh
Dùng đối với trường hợp kinh nguyệt bế tắc, đau tức nặng bụng, đau nhói, mình mẩy đau nhức, đau khớp.
Dùng Mộc thông 12g, sắc uống; hoặc phối hợp với Uy linh tiên, Dây đau xương.
7. Kiêng kị
- Người suy nhược, hoạt tinh, mệt mỏi, không có thấp nhiệt bên trong thì cấm dùng.
- Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không được dùng.
Để lại một phản hồi