Loét dạ dày, tá tràng là bệnh rất phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Ngày nay, dù đã có những tiến bộ đáng kể trong chẩn đoán và điều trị nhưng loét dạ dày – tá tràng vẫn là vấn đề sức khỏe lớn vì số lượng bệnh nhân nhiều, bệnh có tính chất mạn tính và dễ tái phát và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Khái niệm
Loét dạ dày, tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày, tá tràng bị tổn thương vượt quá lớp cơ niêm. Đây là bệnh mạn tính và hay tái phát có tính chu kì.
Loét dạ dày, tá tràng là bệnh rất phổ biến, thống kê hiện nay cả nước có khoảng 5 -7 % dân số bị bệnh, và việc điều trị cũng rất khó khăn.
Minh họa Loét dạ dày – tá tràng |
2. Nguyên nhân – bệnh sinh
Bệnh sinh của bệnh được cho là mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (HCl, Pepsin) và yếu tố bảo vệ (lớp nhầy, Bicarbonat, lớp tế bào biểu mô và dòng máu tưới cho niêm mạc dạ dày). Các nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng đó là:
– Nhiễm khuẩn: chủ yếu là do xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (Hp). Hp gây phá vỡ các cầu nối liên tế bào biểu mô và tiết ra các chất ngăn cản quá trình tổng hợp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày.
– Do thuốc: Thường gặp là do tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Corticoid và các thuốc nhóm Non – Steroid. Các thuốc này có tính axit, và chúng có tác dụng phụ gây ức chế tiết nhầy ở niêm mạc dạ dày.
– Do căng thẳng thần kinh: Thường gặp ở người lao động trí óc, chịu nhiều căng thẳng về thần kinh. Nguyên nhân là do cường thần kinh phó giao cảm gây tăng tiết dịch vị và co mạch gây thiếu máu niêm mạc dạ dày dẫn đến giảm sự tái tạo niêm mạc và tổng hợp chất nhầy.
– Do chế độ ăn uống không điều độ: ăn quá no hoặc đói; dùng nhiều các chất kích thích: cay, chua, …
Cơ chế loét dạ dày – tá tràng |
II. TRIỆU CHỨNG
1. Triệu chứng lâm sàng
a. Cơ năng
* Đau bụng: Là triệu chứng thường gặp và là triệu chứng chính khiến người bệnh nhập viện.
– Vị trí, hướng lan: Đau vùng thượng vị, tuy nhiên loét dạ dày thường
đau lệch về bên trái so với đường trắng giữa và lan lên phía trên ngực, sau xương ức còn loét tá tràng thì thường lệch về bên phải và lan ra sau lưng.
đau lệch về bên trái so với đường trắng giữa và lan lên phía trên ngực, sau xương ức còn loét tá tràng thì thường lệch về bên phải và lan ra sau lưng.
– Cường độ đau: thường đau âm ỉ nhưng cũng có khi trội lên thành cơn.
– Tính chất đau: đau mang tính chu kì rõ rệt.
+ Chu kì đau theo mùa: thường xuất hiện các đợt đau vào mùa lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết. Mỗi năm có 2 – 3 đợt đau, mỗi đợt kéo dài khoảng vài tuần.
+ Chu kì đau theo ăn uống: Loét dạ dày thường đau sau khi ăn, đặc biệt đau rõ sau ăn các đồ ăn chua, cay; còn loét tá tràng thường đau khi đói (sau ăn 4 – 6 giờ) và khi ăn vào thì đỡ đau. Loét dạ dày đau sau khi ăn do sau ăn nhu động dạ dày tăng, dịch vị tiết ra nhiều hơn, kích thích vào ổ loét gây đau. Loét tá tràng thường đau khi đói do khi đói lỗ môn vị mở, dịch vị sẽ xuống tá tràng gây đau, còn khi ăn vào, lỗ môn vị đóng lại, chỉ mở ra từng đợt để đưa thức ăn xuống tá tràng nên người bệnh sẽ đỡ đau.
* Rối loạn tiêu hóa
– Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, ăn kém, phân táo, lỏng thất thường: Ợ hơi, ợ chua thường xuất hiện do axit trong dịch vị tăng, ức chế quá trình mở lỗ môn vị, thức ăn bị giữ lâu lại trong dạ dày, sinh hơi, làm tăng áp lực dạ dày khiến lỗ tâm vị mở ra bất thường. Thức ăn trong dạ dày sinh hơi, làm bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, dẫn tới ăn uống kém. Ngoài ra tình trạng rối loạn tiết dịch dạ dày, rối loạn nhu đông ruột có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.
* Suy nhược thần kinh: Mệt mỏi, mất ngủ, hay cáu gắt, giảm trí nhớ,…
Triệu chứng Loét dạ dày và loét tá tràng |
b. Thực thể
Khám bụng trong đợt đau:
– Ấn điểm thượng vị đau trong loét dạ dày.
– Ấn điểm môn vị tá tràng đau trong loét tá tràng.
– Dấu hiệu Mendel (+).
Khám bụng ngoài đợt đau có thể thấy bình thường.
2. Cận lâm sàng
– X Quang dạ dày, tá tràng có uống thuốc cản quang: Có thể thấy hình ảnh ổ đọng thuốc trong loét dạ dày, hình ảnh tá tràng biến dạng trong loét tá tràng.
– Nội soi: xác định được vị trí, hình dạng, kích thước, bờ mép, đáy ổ loét, ngoài ra còn có thể sinh thiết làm mô bệnh hoặc xét nghiệm tìm Hp.
– Test chẩn đoán Hp (+)
Cận lâm sàng |
III. BIẾN CHỨNG
– Xuất huyết tiêu hóa.
– Thủng ổ loét dạ dày, tá tràng.
– Hẹp môn vị.
– Ung thư hóa.
IV. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng
– Đau âm ỉ vùng thượng vị có tính chu kì rõ rệt.
– Rối loạn tiêu hóa: ợ hơi, ợ chua, đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, táo bón.
– Trong đợt đau: ấn điểm thượng vị, điểm môn vị – tá tràng đau.
2. Cận lâm sàng
– X quang: hình ảnh ổ đọng thuốc tại dạ dày, hình ảnh tá tràng biến dạng.
– Nội soi: quan sát được vị trí, số lượng, tính chất ổ loét.
– Test chẩn đoán Hp (+)
V. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
– Toàn diện: nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp, dùng thuốc.
– Hệ thống: dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian.
– Chú trọng: tính chất cá biệt, không rập khuân, máy móc.
2. Điều trị cụ thể
a. Chế độ ăn uống và sinh hoạt
– Nghỉ ngơi thư giãn, tránh căng thẳng thần kinh.
– Kiêng rượu, bia thuốc lá, hạn chế các đồ ăn chua, cay, nóng.
– Ăn các thức ăn dễ tiêu.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt với bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng |
b. Dùng thuốc
* Thuốc giảm tiết axit
– Nhóm ức chế thụ thể H2 – Histamin: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin,…
Cimetidin 200 mg x 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày x 4 – 6 tuần, uống sáng, tối trước bữa ăn.
– Nhóm ức chế bơm Proton: Omeprazol, Pantoprazol, Esomeprazol.
Omeprazol 40 mg x 1 viên/ngày x 4 – 6 tuần, uống lúc đói hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý:
+ Không phải tất cả các trường hợp loét đều có tăng tiết Axit
+ Với loét dạ dày thuốc giảm tiết axit được uống trước bữa ăn, với loét tá tràng uống trước khi đi ngủ (do cơ chế tiết axit và pepsin khác nhau)
* Các thuốc trung hòa axit
Các thuốc gồm hỗn hợp Nhôm Hydroxyt và Magie Hydroxyt: Maalox, Gastropulgite.
Maalox 500mg x 1 viên/ lần x 4 lần/ ngày x 4 – 6 tuần, uống sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
* Thuốc băng se, bảo vệ niêm mạc
– Bismuth: trong môi trường axit, thuốc kết hợp với protein của tổ chức hoại tử ổ loét tạo thành màng bảo vệ.
Trymo (Bismuth) 120 mg x 2 viên/ lần x 2 lần/ ngày x 4 – 6 tuần, uống trước bữa ăn.
* Thuốc giúp tăng tái tạo niêm mạc
Misoprotol: giúp tăng cường tạo nhầy, Bicarbonat và tăng lượng máu tới niêm mạc dạ dày.
Cytotec (Misoprotol) 200 mcg x 2 – 4 viên/ ngày.
* Kháng sinh diệt trừ Hp
Nên phối hợp 2 thuốc:
– Amoxicillin 500 mg, uống 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày
– Metronidazol 250 mg, uống 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày
Thời gian điều trị 10 – 14 ngày để tránh nguy cơ kháng thuốc.
Sở đồ điều trị loét dạ dày tá tràng theo bộ môn dược lâm sàng trường Đại học Dược Hà Nội update 2015 |
Ví dụ về một phác đồ điều trị loét |
c. Đông y
Châm cứu, viên nghệ, mật ong, đơn số 12.
Đơn số 12 – học viện Quân y |
d. Điều trị ngoại khoa
Loét dạ dày, tá tràng có biến chứng: thủng dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa đã điều trị nội khoa tích cực mà không cầm được máu, ung thư dạ dày.
Để lại một phản hồi