Hoàng tinh là một loài cây mọc ở những nơi rừng ẩm ở các tỉnh miền Bắc. Người xưa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất sinh ra nên có tên Hoàng tinh. Nó có công dụng bổ Phổi, giúp ích tiêu hoá, chữa các bệnh do lao lực. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa được nhiều người chú ý tới nên chủ yếu là mọc hoang dại.
1. Mô tả
Hoàng tinh còn có tên gọi khác là Hoàng tinh lá mọc vòng, Hoàng tinh hoa đỏ, Cây cơm nếp, Cứu hoang thảo, Mễ phủ. Tên khoa học là Polygonatum cyrtonemua, Polygonatum sibiricum, Polygonatum kingianum. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
1.1. Cây Hoàng tinh
Đây là loài cây mọc hoang ở những nơi rừng ẩm, đất nhiều mùa trên các núi có lẫn đá xanh, ở các tỉnh miền Bắc. Quanh thị trấn Sapa có nhiều. Cho đến nay, ta vẫn dùng những cây mọc hoang, chưa ai chú ý trồng.
Cây loại cỏ sống lâu năm, thân rễ mọc ngang, có khi phân nhánh, mẫm lên thành củ màu vàng trắng, hơi dẹt nên có sẹo lõm là vết thân còn sót lại, đường kính vết thân có thể đạt tới 2cm. Chiều dài củ có thể tới 30-35cm, rộng tới 6-7cm và dày tới 2-3cm. Thân mọc đứng nhẵn bóng, cao 50-80cm.
Lá không cuống mọc vòng trong 4-5 lá một. Phiến lá hình mác dài 712mm, rộng 5-12mm, đầu lá nhọn và quăn. Hoa mọc ở kẽ lá rũ xuống; cuống hoa dài 1,5-2cm, mỗi cuống mang hai hoa hình ống dài 8-15mm màu tím đỏ. Mùa hoa ở Sapa (Lào Cai) vào tháng 3-4.
Quả mọng, hình cầu đường kính 710gram, khi chín có màu tím đen.
1.2. Dược liệu Hoàng tinh
Dược liệu dùng là thân rễ của cây, có hai dạng hình chính: 5cm, rộng 1-3cm (hoặc khối lớn hình dạng thay đổi). Mặt ngoài màu vàng hay nâu vàng đến nâu đen, nhiều nếp nhăn nheo, sần sùi. Chất dẻo dai, hơi khó bẻ, mặt bẻ màu vàng đến nâu nhạt, không phẳng, hơi lổn chổn, có chất dính, mùi đường, vị ngọt nhẹ, hơi ngứa lưỡi. Những khối ngắn dài không nhất định gồm 2-5 đốt tròn hình chén dính nhau, ở giữa có một vòng tròn lõm xuống (vết tích của thân cây đã rụng). Mặt ngoài thân rễ màu nâu đen có những vòng tròn mảnh màu nâu nhạt, nhiều nốt sần nhỏ, mẫu rễ con. Chất cứng hơi khó bẻ, mặt bẻ bằng phẳng, mặt cắt ngang màu vàng ngà, rải rác có nhiều chấm trắng nhỏ, mùi thơm vị ngọt.
2. Thu hái và bào chế
Hái thân rễ vào mùa thu hoặc mùa xuân, tốt nhất vào mùa thu vì thân rễ chứa ít nước, có những nơi thu hái gần quanh năm từ tháng 4 đến tháng 10.
Có nhiều cách chế biến:
- Hoàng tinh: Lấy cây sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi hoặc sấy khô.
- Tửu Hoàng tinh (chế rượu): Lấy cây sạch, trộn với rượu, cho vào thùng đậy nắp, đun trong cách thủy để dược liệu hút hết rượu, lấy ra cắt lát dày, phơi khô. Cứ 100 kg thì dùng 20 lít rượu.
3. Thành phần hoá học
Một nghiên cứu được công bố năm 2003 báo cáo đã phân lập được 13 hợp chất trong rễ cây. Trong đó có 9 hợp chất được xác định là liquiritigenin, isoliquiritigenin, 4 ‘, 7-dihydroxy-3′-methoxyisoflavone, (6aR, 11aR) -10-hydroxy-3, 9-dimethoxypterocarpan, 5-hydroxymethyl- 2-furancarboxaldehyde, axit salicylic, n-butyl-beta-D-fructopyranoside, n-butyl-beta-D-fructofuranoside, n-butyl-alpha-D-fructofuranoside.
Năm 2009, hai saponin spirostanol mới, được đặt tên là kingianoside H và kingianoside I, được phân lập từ thân rễ đã qua chế biến, cùng với một triterpenoid saponin ginsenoside-Rc, bốn saponin spirostanol đã biết, polygonatoside C và ophiopogonin C’.
4. Tác dụng dược lý của Hoàng tinh
4.1. Chống đái tháo đường
Saponin từ Hoàng tinh có thể làm giảm hiệu quả tình trạng tăng đường huyết và tăng lipid máu ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Kết quả cho thấy Saponin điều chỉnh tăng sự biểu hiện của GLUT4 trong khi điều chỉnh giảm sự biểu hiện của G6P trong con đường tín hiệu insulin. Trong gan, biểu hiện của protein hoạt hóa adenosine monophosphate kinase và glucose kinase được tăng lên. Hơn nữa, Saponin từ cây thúc đẩy các biểu hiện của GLUT4 trong cơ xương và PPAR-γ trong mô mỡ.
Những kết quả này cung cấp các cơ chế có thể có về tác dụng chống đái tháo đường của Saponin từ Hoàng tinh. Nó có thể thúc đẩy không chỉ quá trình tạo glycogenes mà còn cả việc sử dụng glucose ở mô ngoại vi. Kết quả của chúng tôi gợi ý rằng Saponin này có thể được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ để kiểm soát lượng đường huyết và kháng insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
4.2. Điều hoà rối loạn lipid máu
Hoàng tinh ức chế đáng kể sự gia tăng cholesterol toàn phần và triglycerid trong gan và huyết thanh do chế độ ăn nhiều chất béo (HFD) gây ra. Hoàng tinh cũng điều chỉnh đáng kể các chất chuyển hóa trong các mẫu phân tích về trạng thái bình thường. 19, 24 và 38 dấu ấn sinh học tiềm năng đã được xác định tương ứng trong các mẫu huyết thanh, nước tiểu và gan. Những dấu ấn sinh học này liên quan đến quá trình sinh tổng hợp phenylalanin, tyrosine, tryptophan, valine, leucine và isoleucine, cùng với sự chuyển hóa tryptophan, tyrosine, phenylalanine, tinh bột, sucrose, glycerophospholipid, axit arachidonic, axit linoleic, nicotinate, nicotinamide và sphingolipid.
Kết quả cho thấy Hoàng tinh làm giảm rối loạn lipid máu do HFD. Cơ chế bằng cách điều chỉnh nhiều chất chuyển hóa nội sinh trong mẫu huyết thanh, nước tiểu và gan. Điều này nói lên rằng đây là dược liệu có thể là một chất điều hòa lipid đầy hứa hẹn để điều trị rối loạn lipid máu và các bệnh liên quan.
5. Công dụng của Hoàng tinh theo YHCT
Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh tỳ – phế – thận.
Tác dụng: tư thận nhuận phế, bổ tỳ ích khí.
Chỉ định:
Điều trị âm hư phế táo, ho khan đàm ít, thường dùng cùng với sa sâm, xuyên bối mẫu, tri mẫu, bạch bộ…
Điều trị tỳ vị hư nhược, gây mệt mỏi, ăn không tiêu, mạch hư, thường dùng cùng với đẳng sâm, bạch truật. Điều trị tỳ vị âm hư gây miệng khô, ăn ít, lưỡi hồng không rêu, thường dùng cùng thạch hộc, mạch môn, sơn dược.
Thận hư tinh hao, thường dùng cùng với kỷ tử.
Liều dùng: 10 – 30g.
6. Bài thuốc kinh nghiệm từ Hoàng tinh
6.1. Dùng cho người yếu sức, ho, lao lực
Hoàng tinh 15g, ý dĩ 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
6.2. Trị suy nhược cơ thể sau khi mắc bệnh
Thường phối hợp với Kỷ tử, Sinh địa, Hoàng kỳ, Đảng sâm.
Dùng bài Hoàng tinh thang: Hoàng tinh 24g, Kỷ tử 12g, Sinh địa 20g, Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 12g, sắc nước uống.
6.3. Trị chứng lipid huyết cao
Dùng viên hạ mỡ (Hoàng tinh, Hà thủ ô, Tang ký sinh) uống liên tục trong 2 tháng.
7. Lưu ý
Những người bị đờm thấp, yếu dạ không nên dùng.
Ngoài ra, chú ý phân biệt với cây cùng có tên là Hoàng tinh, ở miền Bắc thường gọi là Dong, trong Nam gọi là Bình tinh. Tên khoa học là Maranta Arundinaceae Lin, thuộc họ Marantacea, là loại cỏ sống lâu năm, thân cao tới 2m, lá mọc so le thành hai dãy bẹ lá dài và có lông, phiến lá hình bầu dục, phiến lá có một khúc màu trắng hơi dày ở chỗ nối với gốc lá. Thân rễ hình thoi dài màu trắng mang nhiều vòng lá khô hình vảy khá to. Đây là loại cây lương thực thường được luộc ăn hoặc mài lấy bột để làm bánh hoặc nấu chè khuấy bột, không dùng làm thuốc.
Để lại một phản hồi