Khản tiếng, mất tiếng là tình trạng phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ ai. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này gây ra nhiều khó chịu cho người mắc bởi những rắc rối trong giao tiếp, sinh hoạt.
Nhìn chung, khản tiếng, mất tiếng thường xuất hiện ở đối tượng hay phải nói nhiều, nói to, nói liên tục trong thời gian dài như người dẫn chương trình, giáo viên, ca sĩ…; hoặc những người làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, bị cảm cúm, thời tiết thay đổi, hút thuốc, uống rượu… cũng dễ mắc bệnh.
Khản tiếng, mất tiếng dưới góc nhìn của y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, khản tiếng thuộc phạm vi chứng thất âm, có liên quan đến công năng hoạt động thất thường của 2 tạng: phế và thận; vì phế chủ khí là cửa của thanh âm, thận khí là gốc của thanh âm. Còn khản tiếng lâu ngày dẫn đến mất tiếng là do phế và thận âm hư, tân dịch không đầy đủ, không khí hóa được từ đó gây ra bệnh.
Cách điều trị khản tiếng, mất tiếng
Như vậy, tùy vào từng nguyên nhân mà điều trị khản tiếng, mất tiếng sẽ khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc và món ăn giúp cải thiện tình trạng này tương ứng.
1. Khản tiếng, mất tiếng do ngoại cảm phong hàn
Người bệnh có biểu hiện tiếng nói khàn, nói không ra tiếng, sốt ít, sợ lạnh, đờm loãng không dính, mạch phù, rêu lưỡi trắng mỏng. Do đó, phương pháp điều trị là phát tán phong hàn, có thể dùng các bài thuốc như:
Bài 1: kinh giới 12g, tang diệp 12g, tang bạch bì 12g, địa cốt bì 12g, tử tô 8g, bán hạ chế 8g, trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.
Bài 2: tiền hồ 8g, bán hạ chế 6g, kinh giới 12g, tế tân 6g, sinh khương 6g, phục linh 8g, cam thảo 6g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.
2. Khản tiếng, mất tiếng do đàm nhiệt
Triệu chứng của bệnh là nói không ra tiếng, đờm nhiều và đặc, họng khô, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Phương pháp điều trị là thanh phế hóa đàm, có thể dùng bài thuốc sau:
Để lại một phản hồi