Triệu chứng và điều trị bệnh Glocom cấp

Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp là gì?

1. Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp là gì?

Glocom (Glaucoma) là tên gọi của một loại bệnh tăng nhãn áp khi thị lực bị mất hoặc do tổn thương thần kinh thị giác. Bệnh nhân thường không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo trong giai đoạn đầu của ca bệnh. Thị lực sẽ mất dần theo thời gian và một lượng đáng kể tầm nhìn có thể bị mất trước khi có nhận thức về bất kỳ vấn đề nào.

Bệnh Glocom gồm có 2 loại bệnh chính thường gặp:

+ Tăng nhãn áp cấp tính (Open-angle glaucoma.): đây là loại bệnh phổ biến của glocom, bệnh tiến triển chậm.

+ Tăng nhãn áp mãn tính (Angle-closure glaucoma): diễn ra đột ngột, người bệnh thường có gây đau đớn và giảm thị lực nhanh chóng.

Vấn đề chính của ca bệnh glocom là tổn thương về thần kinh thị giác. Áp lực nội nhãn (IOP) là áp lực của chất lỏng bên trong mắt. Mức độ áp lực mắt ở đó có ảnh hưởng xấu đến tiến triển đến thần kinh thị giác khác nhau giữa mọi người: một số người có áp lực mắt cao là do không phát triển tổn thương thần kinh, trong khi những người khác bị áp lực mắt bình thường là vì phát triển tổn thương dây thần kinh tiến triển. Cách tốt nhất để bảo vệ thị lực của bạn khỏi bệnh tăng nhãn áp là thường xuyên kiểm tra mắt định kì 6 tháng 1 lần.

2. Triệu chứng của tăng nhãn áp

Triệu chứng của tăng nhãn áp

Glocom là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến việc mất thị giác vĩnh viễn nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh có triệu chứng rõ và thường gặp nhất là đau nhức ở vùng mắt. Ngoài ra, vẫn sẽ gặp một số dấu hiện nhận biết bệnh khác tùy theo loại bệnh mà bệnh nhân gặp phải, khi nghi ngờ mình có dấu hiệu bị bệnh, nên cần đến bệnh viện chuyên khoa để có thể được chẩn đoán và sự tư vấn của bác sĩ, dưới đây là một số dấu hiệu khác của bệnh được phân chia theo loại bệnh:

+ Tăng nhãn áp cấp tính:

– Khả năng nhìn tập trung vẫn rõ nhưng xung quanh tầm nhìn bị mờ dần đi. Bệnh thường xuất hiện ở cả hai mắt

– Bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có cảm giác mình đang nhìn qua một đường hầm, ở giữa sáng nhưng xung quanh tối tăm.

+ Tăng nhãn áp mãn tính:

– Đau mắt nặng, lan đến đỉnh đầu và thường kèm theo buồn nôn, nôn.

– Mờ mắt hoặc bị đỏ mắt.

– Nhìn vào nguồn sáng nào đó thì sẽ thấy hào quang nhiều màu bao xung quanh.

– Xuất hiện đột ngột, gây giảm hoặc mất thị lực.

Ngoài ra, thời điểm dấu hiện của bệnh Glôcôm thường xuất hiện vào buổi chiều tối một cách đột ngột, khi người bệnh đang cúi xuống đọc sách hoặc sau những sang chấn mạnh về mặt tinh thần.

Biểu hiện dễ nhận thấy là mắt tự nhiên đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên đến đỉnh đầu, bệnh nhân nhìn đèn thấy có nhiều luồng ánh sáng màu xanh đỏ như cầu vồng, thường có cảm giác buồn nôn hoặc đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên nhưng cũng có thể thị lực bị giảm trầm trọng, khiến mắt bị mờ, nhìn không rõ mọi vật dù bệnh nhân không hề bị cận hay loạn, hoặc cũng có thể đột ngột nhìn thấy mờ hơn bình thường mặc dù có đang sử dụng kính cận. Sờ tay vào mắt cảm giác thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi.

Khi đi khám, bác sĩ nhãn khoa sẽ cần sử dụng đến thuốc nhỏ làm giãn nỡ đồng tử của bạn để có thể kiểm tra thị giác, thị lực của bạn dễ dàng. Bạn sẽ được kiểm tra các dây thần kinh thị giác và cũng có thể sẽ chụp vài ảnh của dây thần kinh thị giác để thuận tiện theo dõi bệnh tình của bạn và tìm ra phương pháp chữa trị tốt nhất. Bác sĩ cũng sẽ làm một thử nghiệm dành cho mắt gọi là tonometry để kiểm tra áp lực của chất lỏng bên trong mắt của bạn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải làm một bài kiểm tra thị giác, nếu cần thiết, về tầm nhìn, ngoại vi. Xét nghiệm bệnh glocom không hề gây đau đớn và mất rất ít thời gian.

3. Nguyên nhân bệnh tăng nhãn áp

Đó là kết quả của áp lực chất lỏng cao trong mắt bạn. Điều này xảy ra khi chất lỏng ở phần trước của mắt không lưu thông theo cách cần thiết.

Bình thường chất lỏng sẽ chảy ra khỏi mắt của bạn thông qua một kênh giống như lưới. Nếu kênh này bị chặn hoặc nghẽn thì chất lỏng sẽ dần tích tụ lại và dẫn đến căn bệnh Glocom tên gọi thường xuyên là tăng nhãn áp. Tuy nhiên, nguyên nhân cho việc tắc nghẽn này là không rõ, nhưng được cho là do yếu tố di truyền từ cha mẹ sang cho trẻ em.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm vết thương hoặc vết thương hóa chất mà mắt của bạn từng bị dính phaỉ, nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, các mạch máu ở mắt sẽ bị chặn lại và các tình trạng viêm nhiễm. Nó thường ảnh hưởng đến cả hai mắt, trong vài trường hợp khác có thể tồi tệ hơn ở một bên mắt.

4. Điều trị tăng nhãn áp

Điều trị tăng nhãn áp

Bệnh Glocom là căn bệnh gây ra bởi sự tắc nghẽn các chất lỏng trong mắt, do đó các phương pháp điều trị căn bệnh này tập trung vào việc cải thiện dòng chảy của thủy dịch.

Để kiểm soát được dòng chảy của thủy dịch, người bệnh có thể được bác sĩ tư vấn dùng các loại thuốc nhỏ mắt như: Prostaglandin (Xalatan, Lumigan), thuốc chẹn beta giao cảm (Timoptic, Betoptic) và thuốc ức chế anhydrase carbonic (brinzolamide, dorzolamide), thuốc làm co đồng tử (pilocarpine và carbachol).

Khi thuốc nhỏ mắt không còn tác dụng thì sẽ phải nhờ đến phẫu thuật. HIện nay có 2 loại phẫu thuật là mổ laser và vi phẫu.

Mổ laser: Trong trường hợp mắc phải bệnh tăng nhãn áp mãn tính, phương pháp mổ laser sẽ giúp ngừng tắc nghẽn chất lỏng và làm tăng lưu lượng chất lỏng trong mắt.

Vi phẫu: Bác sĩ sẽ tạo ra một kênh mới hoặc cấy ống để mắt có thể thoát dịch và giảm áp lực của chất lỏng ( nội giãn) trong mắt. Đôi khi hình thức phẫu thuật tăng nhãn áp thất bại và buộc phải được làm lại.

Phẫu thuật mắt cũng có thể dẫn đến vài trường hợp đáng tiếc xảy ra như có thể gây mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn, cũng như chảy máu hoặc nhiễm trùng, vì vậy nên ta cần biết và phát hiện sớm về bệnh để tránh được các trường hợp nặng hơn khi phẫu thuật là phương án cuối cùng và sẽ có thể dẫn đến những điều không như mong muốn.

Lời khuyên của các chuyên gia:

Cần theo dõi bệnh suốt đời, bắt đầu từ lúc phát hiện ra bệnh. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để theo dõi:

– Nhãn áp

– Đáy mắt: võng mạc, gai thị

– Thị trường (độ rộng vùng bệnh nhân có thể nhìn)

Bệnh nhân tăng nhãn áp cần có lối sống tốt, thích hợp để làm giảm tác hại của bệnh theo thời gian:

– Tuân thủ tốt điều trị

– Điều trị ổn định bệnh toàn thân

– Có chế độ dinh dưỡng, thể dục phù hợp

5. Phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp

Không có phương pháp nào phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp.

Tăng nhãn áp là bệnh gây mù lòa không hồi phục, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để bảo vệ thị lực.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp như:

– Chăm sóc mắt thường xuyên: nên khám mắt toàn diện mỗi 3 – 5 năm ở người sau tuổi 40 và mỗi năm ở người sau tuổi 60. Nếu có nguy cơ bệnh tăng nhãn áp nên tái khám theo sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa mắt.

– Kiểm soát cân nặng, các bệnh lý toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường…

– Có lối sống lành mạnh không hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng và thể dục hợp lý

– Không sử dụng thuốc tùy tiện khi không có chỉ định của bác sỹ

– Mang bảo vệ mắt để hạn chế chấn thương mắt có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp, đặc biết khi sử dụng các công cụ điện hoặc chơi thể thao tốc độ cao thì buộc phải mang bảo vệ mắt.

Phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp

Nguồn: Bác sĩ Mai Thị Hương Thảo – BV Đại học Y dược TPHCM

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*