Đông y trị bệnh sỏi tiết niệu

1. Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu?

– Theo y văn Việt Nam: Sỏi tiết niệu là một trong ba chng lâm (cát sỏi lâm, huyết lâm, khí lâm) là do thận khí hư, do ăn uống… Đầu tiên là do bàng quang khí hóa thất thường, có tà nhiệt xâm phạm, nhiệt tà chưng cất tạo thành sa (cát) thạch (sỏi). Có sa thạch ở bàng quang càng làm cho khí hóa bàng quang bất lợi gây khí trệ, huyết ứ.

– Theo Trung Tạng Kinh: Do dương hư, khí hư, tà nhiệt xâm nhập thành sỏi. Nếu thủy mạnh, hỏa mạnh, thủy bị thiêu đốt thành cặn sỏi hoặc thành đờm sinh sỏi.

– Theo Đan Khê Tâm PhápChứng lâm (sỏi tiết niệu) sinh ra là do thận hư sinh ra nhiệt, thủy hỏa bất giao mà sinh sỏi, có triệu chng muốn tiểu tiện mà không đi được hoặc tiểu tiện không ngừng.

– Theo Cảnh Nhạc Toàn ThưSa lâm là tiểu tiện buốt, tiểu khó, lúc dễ, lúc khó hoặc tiểu ra máu có sỏi có cát.

– Theo Y học hiện đại (YHHĐ) các yếu tố gây sỏi tiết niệu như sau:

+ Mất thăng bằng muối khoáng và thể keo trong nước tiểu (Myoroprotrine).

+ Thiếu vitamin A: Các tế bào thượng bì bong rời ra mà tạo thành nhân sỏi, thành sỏi.

+ Viêm nhiễm: Xác vi khuẩn hoặc tế bào chết tạo thành nhân sỏi.

+ Tích tụ nước tiểu gây lắng muối

+ Lượng nước đưa vào trong cơ thể ít gây nồng độ nước tiểu tăng, dễ lắng muối. 

+ Cường phó giáp trạng. Nồng độ Ca, P rối loạn làm cho phôtphat tăng cao.

+ Dị tật hệ tiết niệu, nhất là niệu đạo, bàng quang gây ứ đọng muối.

+ Ngoài ra còn có yếu tố địa lý, khí hậu, ăn, ở và do gen.

Các loại sỏi hay gặp: Sỏi phôtphat; sỏi oxalat, sỏi urat, sỏi hỗn hợp.

photo-1638083728601

Sỏi trong niệu quản gặp nhiều hơn sỏi thận.

2. Các thể bệnh sỏi tiết niệu

Thể khí huyết ứ trệ: Đau thắt lưng, đau nhiều lan xuống niệu đạo.

+ Nếu khí trệ mạnh hơn: Đau dữ dội thắt lưng, bụng dưới tc, mạch huyền khẩn.

+ Nếu huyết ứ: Đau âm ỉ, chất lưỡi đỏ, tiểu ra máu, mạch trầm sác.

Thể thấp nhiệt: Sốt ít hoặc sốt cao, bụng dưới đau tc, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu màu đục, có máu hoặc ra sỏi, mạch huyền hoạt hoặc hoạt sác, rêu lưỡi vàng nhớt.

+ Có thể thấp mạnh hơn nhiệt: Người bệu, rêu lưỡi nhớt, nước tiểu đục, da nhớp mồ hôi.

+ Có thể nhiệt mạnh hơn thấp: Sốt, da khô, rêu lưỡi vàng khô, người háo khát.

3. Phương pháp điều trị

3.1. Bài thuốc chữa cơn đau quặn thận

Phương pháp điều trị: Hành khí, hoạt huyết.

Bài thuốc điều trị: Mộc hương 12g, ô dược 20g. Sắc uống.

Châm cứu: Châm tả, điện châm thủy châm 5ml novocain 1 % vào các huyệt: thận du, túc tam lý, bát liêu, bàng quang du, tam âm giao.

photo-1638083731530

Cây và vị thuốc mộc hương trong bài thuốc điều trị cơn đau quặn thận.

3.2. Điều trị theo thể bệnh

3.2.1 Thể khí trệ

Phương pháp điều trị: Thông lâm, hóa sỏi.

Bài thuốc điều trị: Ô dược 8g, kim tiền thảo 20g, hậu phác 8g, sa tiền 16g, thạch vĩ 12g, mộc thông 12g, phục linh 12g, chi tử 12g, cam thảo 6g, tang bạch bì 12g.

Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

3.2.2 Thể thận hư ứ nước

Phương pháp điều trị: Công năng của thận kém do sỏi hoặc sau khi dùng bài sỏi, mổ lấy sỏi có thể chữa được bằng YHCT.

Bài thuốc điều trị: Phúc bồn tử 40g, thỏ ty tử 12g, bạch giới tử 12g, bổ cốt chỉ 12g, quy bản 12g, ngưu tất 12g, thương truật 20g, thục địa 16g, hà thủ ô 20g, tang phiêu tiêu 12g, bạch chỉ 12g, hoàng tinh 12g, bạch mao căn 12g, sinh hoàng kỳ 40g.

Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

3.2.3 Thể thấp nhiệt

Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, bài sỏi.

Bài thuốc điều trị: Kim tiền thảo 16g, ngưu tất 16g, nhũ hương 8g, sa tiền 16g, mộc thông 12g, hoạt thạch 12g, đại hoàng 4g, biển súc 12g, kỷ tử 12g.

Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

Đông y trị bệnh sỏi tiết niệu - Ảnh 5.

Uống nước giúp phòng ngừa sỏi tiết niệu.

4. Các phương pháp hỗ trợ điều trị

– Uống nước: Trong thời gian điều trị phải bảo đảm lượng nước vào cơ thể từ 1,5 – 3 lít nước mỗi ngày.

– Vận động: Tùy sc khỏe mà vận động phù hợp như nhảy dây, chạy.

– Điều chỉnh pH:

Sỏi urat: Hạn chế ăn thịt, làm nước tiểu kiềm tính uống thêm bicarbonat.

Sỏi oxalat: Hạn chế ăn cua, ốc, cá.

Sỏi phôt – phat: Hạn chế ăn trứng, sữa. Làm nước tiểu toan tính bằng uống nước chanh.

5. Phòng bệnh sỏi tiết niệu

Sau khi ra sỏi nên dùng bài thuốc sau:

Thành phần bài thuốc: Thương truật 12g, hoàng bá 12g, ngưu tất 16g, hoạt thạch 16g, hoàng kỳ 12g, sa tiền 6g, kim tiền thảo 20g. Sắc uống ngày một thang. Uống từ 15-20 thang.

Chú ý chế độ ăn uống sao cho phù hợp với sỏi để chống sinh sỏi bằng điều chỉnh pH nước tiểu.

+ Uống thường xuyên râu ngô, sa tiền, sắc uống để hỗ trợ điều trị

+ Tẩy giun và thay đổi món ăn trong ngày.

+ Điều trị sỏi tiết niệu bằng YHCT có hiệu quả nhưng phải theo dõi chc năng của thận để kết hợp với điều trị YHHĐ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*