Cắt rốn và làm rốn trẻ sơ sinh

– Cắt rốn là cắt dây rốn khỏi bánh rau khi thai đã sổ ra ngoài vì khi đó việc duy trì sự sống của thai qua trao đổi máu và khí giữa tử cung và bánh rau thông qua dây rốn không còn nữa.
– Làm rốn là cắt ngắn dây rốn, sát khuẩn và băng phần rốn về phía thai nhi.

II. CHỈ ÐỊNH.
– Sau khi thai sổ, hút nhớt xong, chờ khi động mạch rốn ngừng đập thì dùng kéo vô khuẩn cắt dây rốn giữa hai kẹp, đặt trẻ sơ sinh lên bàn để chăm sóc và làm rốn.

III. CHỐNG CHỈ ÐỊNH.
Khi động mạch rốn còn đập, trẻ sơ sinh chưa thở tốt phải hút nhớt và mũi họng hầu sạch, chờ cuống rốn hết đập rồi mới kẹp và cắt rốn. Sau khi cắt rốn, nếu trẻ sơ sinh chưa thở được thì ủ ấm và hồi sức rồi mới làm rốn.

IV. CHUẨN BỊ. 
1. Cán bộ chuyên khoa
– Nữ hộ sinh đỡ đẻ có mũ áo khẩu trang đầy đủ, rửa sạch tay và đeo găng vô khuẩn.
2. Phương tiện
– Hộp cắt rốn và làm rốn (gọi là hộp rốn).
– Khăn mổ vô khuẩn, gạc bông vô khuẩn, một cuộn băng rốn, cồn iod 5%.
– Bàn làm rốn có đủ ánh sáng và có lò sưởi mùa rét.
3. Sơ sinh
– Sau khi sơ sinh mổ xong, người đỡ đẻ một tay cầm hai chân, một tay đỡ gáy, để đầu sơ sinh thấp hơn chân và thấp hơn bàn đẻ, nghiêng đầu để tránh cho sơ sinh hít phải dịch ở mũi miệng. Ngay sau đó hút dịch ở mũi họng sơ sinh rồi mới cắt rốn.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
1. Cắt rốn.
– Người phụ mở hộp rốn, lấy hai kẹp, kẹp thứ nhất cặp cách rốn 15-20 cm để đề phòng phải hồi sức sơ sinh qua tĩnh mạch rốn, kẹp thứ hai cặp cách kẹp thứ nhất 2 cm về phía người mẹ.
– Lấy kéo vô khuẩn cắt dây rốn giữa hai kẹp, khi cắt nên vuốt máu và che bằng tay để máy dây rốn khỏi bắn ra xung quanh.
– Sau đó người đỡ đẻ cầm lấy kẹp rốn đặt sơ sinh lên bàn làm rốn.
2. Làm rốn.
– Nâng kìm kẹp dây rốn lên cao, sát khuẩn từ chân rốn lên phía kẹp rốn 2 lần bằng cồn iod 5%. Dùng một tấm gạc che quanh chân rốn để cồn iod không rớt xuống da bụng sơ sinh.
– Buộc rốn bằng một sợi dây chỉ lanh đã ngâm cồn iod, buộc vòng cách chân rốn chừng 2,5 – 3cm. Phải buộc chặt để tránh chảy máu. Có thể buộc 2 vòng chặt cách nhau 0,5 cm. Có thể dùng kẹp rốn nhựa vô khuẩn cặp rốn thay cho buộc chỉ.
– Cắt bỏ phần dây rốn còn lại trên nút buộc.
– Sát khuẩn mặt cắt và dây rốn bằng cồn iod 5%.
– Cắt phần chỉ buộc rốn còn thừa.
– Bọc kín mẩu cuống rốn bằng gạc vô khuẩn, phủ thêm một miếng gạc khác bên ngoài.
– Băng rốn vừa phải, không quá chặt. Băng phải che kín hết gạc bọc rốn.
– Việc cắt rốn và làm rốn phải cẩn thận và triệt để vô khuẩn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN. 
1. Theo dõi.
– Nơi buộc rốn trong những giờ đầu sau đẻ xem rốn có bị chảy máu do buộc lỏng không.
– Tuyệt đối không để rốn bị ướt để đề phòng nhiễm khuẩn.
2. Xử lý.
– Chảy máu rốn: buộc lại.
– Rụng rốn sớm có chảy máu chân rốn: khâu lại cầm máu.
– Nhiễm khuẩn chân rốn: Rửa sạch hàng ngày, thấm khô, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*