Bạch truật và thương truật

BẠCH TRUẬT CÙNG THƯƠNG TRUẬT

Công hiệu khác nhau

Bạch truật cùng thương truật đều táo thấp kiện tỳ. Nhưng bạch truật tính hoãn, không táo, thiên về ích khí, bổ trung, trừ thấp, giữ mà không chạy, cầm mồ hôi điều hòa tiện, (tả cùng tiện bí đều dùng được cả).

Công dụng thật khác thường

Thương truật tính ôn mà táo, chạy mà không giữ, công dụng thiên táo thấp, thống trị chất ở thượng, trung, hạ tâm tiêu, phát hãn, tẩy sạch được chất bẩn, giải được uất, sáng mắt.

Chủ trị khác nhau

1  – Bạch truật chủ tỳ phế hư nhược

Thương truật chủ thấp thịnh khốn tỳ

Bạch truật ích khí, kiện tỳ, táo thấp, nên dùng cho tỳ vị hư nhược nên ít ăn, bụng trướng, tiết tả thân thể mỏi mệt sức lực thiếu.

Như “Cục phương” tứ quân tử thang (nhân sâm, trích cam thảo, phục linh, bạch truật) trị vinh vệ khí hư, tạng phủ khiếp nhược, tâm phúc trướng măn, không thiết gì ăn uống, ruột kêu ong ách, tiết tả, nôn mửa. Thân thể mỏi mệt, không có lực.

“Trọng cảnh toàn thư” Thánh truật tán (sao bạch truật, sao can khương, quế tâm, trần bì ) trị bệnh vì ăn uống ngẫu nhiên bị tổn thương, hoặc thổ, hoặc tả, hoặc hung cách bĩ muộn, thượng tang khí, khí khiếp, thần quyện.

Thương truật táo thấp lực thắng, hay chữa được thấp tà ở thượng, trung, hạ tâm tiêu.

Như “giản tiện đơn phương” trị thấp khí thân thống. Dùng thương truật, ngâm tẩm cần thiết rồi sắc uống. Lấy nước cốt cô thành cao.

“Cục phương” Bình vị tán (thương truật, hậu phắc, trần bì, cam thảo) trị thấp tử, khí trệ, tâm phúc, hiếp trướng mãn thống, không muốn ăn uống hoặc thổ, hoặc tả.

“Tố vấn bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập” Tiêu truật hoàn (thương truật, tiểu tiêu) trị thấp thịnh, xôn tiết, (ăn vào lại đi ngoài ngay)

2  – Bạch truật chủ đàm ẩm, thùy thũng.

Thương truật chủ thấp tý, túc nuy.

Bạch truật ích khí, kiện tỳ, vận thấp, hòa đàm. Dùng cho các chứng tỳ hư, đình ẩm, thủy thũng.

Như “Kim quỹ yếu lược” (tâm hạ kiên đại như bàn, biên như tàn bàn, thủy ẩm) gây nên (dưới tim rắn cứng, lớn như cái mâm, bên cạnh sườn cũng như cái bàn – đó là do thủy ấm tức là do uống nước tích lại mà gây thành bệnh) phải dùng Chỉ truật thang chữa chứng bệnh ấy (chỉ thực, bạch truật)

“Thương hàn luận” ngũ linh tán (chư linh, bạch truật, phục linh, trạch tả, quế chi) trị bệnh đổ mô hôi ở sau thái dương, ra mồ hôi mạch phù, tiểu tiện không lợi, hơi nóng, tiêu khát, rồi đến phù thũng các chứng.

3  – Bạch truật chủ trị biểu hư tự hãn

Thương truật chủ trị đêm mù không trông thấy gì.

Bạch truật ích khí, kiện tỳ, giữ mà không chạy. Cho nên cầm được mồ hôi.

Như “Đan khê tâm pháp” Ngọc bình phong tán (hoàng kỳ, bạch truật, phòng phong) trị biểu hư tự hãn.

“Toàn ấu tâm giảm” trị lão nhi hư hãn, dùng bạch truật, tiểu mạch, hoàng kỳ.

Thương truật còn hay làm sáng mắt. Trị được các chứng mắt sáp, cứng, mờ, đến như mù đặc.

4  – Bạch truật chủ trị hoàng đảm

Thương truật chủ trị ôn dịch

Bạch truật thực tỳ, táo thấp, trị hoàng đản.

Như “Kim quỹ yếu lược” nhân trần ngũ linh tán. (nhân trần, trạch tả, chư linh, phục linh, bạch truật, quế tâm) trị thấp nhiệt hoàng đảm, tiểu tiện bất lợi, thiên về thấp.

“Y học tâm ngộ” Nhân trần, truật phụ thang (nhân trần, trích thảo, bạch truật, phụ tử, can khương, quế nhục) trị âm hoàng, mình mấy và mắt đều vàng, thân thể lạnh, không khát nước, tiểu tiện không lợi, mạch trầm tế.

Thương truật hóa thấp, tán tà, dùng chữa chứng ôn dịch.

Như “cục phương” Thần truật tán (cảo bản, thương trật, hương bạch chỉ, tế tân, khương hoạt, xuyên khung, ôn dịch, đầu váng, đằng sau gáy cứng sống nóng, sợ lạnh, toàn thân đau nhức.

“Tạp bệnh nguyên lưu tê chức” Thương truật bạch hổ thang (thương truật, thạch cao, chi mẫu, cam thảo, gạo nếp) trị mùa thu phát hàn dịch, đến chứng thấp ôn, đái trong, chân sưng, đi lại khó khăn.

Đặc thù sử dụng khác nhau

Trọng dụng bạch truật trị tiện bí “Lấy từ Sùng thổ hóa thấp, lấy vải bọc lấy nước, dùng lấy công dụng kiện vận tỳ khí, trợ lực cho đại tràng, nâng đỡ cho lực”.

“ Trung y tạp chí” 1988

Hiện đại dược lý nghiên cứu, dùng bạch truật căn sắc thang từ thời gian đầu huyết ngưng cho đến cả thời gian huyết ngưng diễn ra rõ ràng khá dài.

“Phổ tế phương” Hương truật hoàn (bạch truật, nhu mễ ngâm, tẩm 3 ngày, sao đen, nghiền nhỏ) một cân, can địa hoàng nửa cân (rửa sạch, cho vào nồi đất chưng cho nhừ nhuyễn, rồi tán nhỏ) làm viên bằng hột ngô – mỗi lần uống 15 viên lúc đói với nước cháo – gia thêm đến 20 viên trị chứng tràng phong trĩ lậu, thoát giang, tả huyết. “Động thiên áo chỉ” hóa nhâm thang (nhân sâm, hoàng kỳ, nhẫn đông đằng, đương quy mỗi thứ một lạng, bạch truật 2 lạng, tây thảo căn, bạch giới tử mỗi thứ 2 đồng cân, phục linh 3 đồng sắc nước uống – Trị chứng nhũ nhâm, mọc lên rất nhiều miệng ở mụn sang (nhọt có nhiều miệng) giống như ống sáo mà không phải ống sáo như lậu mà không phải lậu, hỉnh thái giống như tổ ong, bên ngoài thì mọc thịt.

“Biện chứng lục” Thuần nhất hoàn (bạch truật, sơn dược, khiếm thực, ý dĩ, nhục quế, sa nhân) trị nam tử béo, đàm thấp quá thịnh, không dễ gì sinh con “biện chứng lục” Hòa mộc thang (bạch truật 2 lạng, phụ tử, nhục quế, sài hồ mỗi thứ 1 đồng, đỗ nhược căn 1 lạng) sắc thang uống – giữ không ra mồ hôi. Trị bệnh mộc thận, mới thấy hòn dái đau (cao hoàn: hòn dái), sau dần không đau nữa.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*