BẠCH THƯỢC CÙNG XÍCH THƯỢC
Công hiệu khác nhau
Bạch thược và xích thược dùng chữa bệnh Can, tính vị tương tự
Nhưng xích thược công dụng thiên về tả, tán. Lấy hoạt huyết, lương huyết, tán ứ, chỉ thống làm chủ kiêm thanh tiết can hỏa.
Mà bạch thược công dụng thiên về bổ, thu – Lấy dưỡng huyết, liễm âm, hoãn cấp, chỉ thống làm chủ, kiêm bình can tức dương – Cho nên huyết hư, can vượng, can cấp gây đau, dùng ngay bạch thược, huyết nhiệt, can hỏa, ứ trệ đông thống nên dùng ngay xích thược.
Chủ trị khác nhau
1 – Bạch thược chủ huyết hư, can vượng, huyễn vựng, xích thược chủ huyết nhiệt, nục, tiện, huyễn các chứng xuất huyết.
Bạch thược chua, đắng, tân, hàn, dưỡng huyết liễm âm, bình can, ức dương, nên dùng cho huyết lúc can vượng dẫn đến chóng mặt, choáng váng, nhức đầu, tai ù.
“Y thuần tích nghĩa” Dưỡng huyết thống thắng thang ( sinh địa hoàng, bạch thược dược, toan táo nhân, tang diệp, câu kỷ tử, hắc chi ma, ngũ vị tử. bá tử nhân, cúc hoa, đương quy, đại táo), trị huyết hư, đầu thống – Tự biết là đầu ngực không hư mắt mờ mà hoa.
“Trong đinh thông tục thương hàn luận” Liên giác câu đằng thang (linh dương giác, tang diệp, xuyên bối mẫu, sinh địa, câu đằng, cúc hoa, phục thần, truật bạch thược dược) trị huyết hư can vượng, động phong sinh bệnh giản). Sản hậu kinh phong, tiêu xúc, kinh quyết, lưỡi đỏ, mạch huyền xác.
Xích thược đắng, hơi hàn, thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết, nên dùng cho các chứng : huyết nhiệt vọng hành, sinh ra thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, nhiều chứng xuất huyết khác.
Như “Bị cấp thiên kim yếu phương” tê giác địa hoàng thang (tê giác, sinh địa hoàng, thược dược, mẫu đơn bì) trị nhiệt vào doanh huyết, tâm bào do đó sinh cao nhiệt, thần hôn, thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, phát ban, phát chẩn, lưỡi chất hồng, mạch tế xác.
2 – Bạch thược chủ âm huyết hư, nguyệt kinh không đều Xích thược chủ huyết ứ, kinh không đều
Bạch thược dưỡng huyết, liễm âm, dùng chữa âm huyết khuy hư, kinh nguyệt không đều, kinh hành, phúc thống, băng lậu hạ huyết. Như “Cục phương” tứ vật thang
(đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa) trị Xung Nhâm hư tổn, huyết hư, huyết đối, kinh nguyệt không đều, bụng đau, băng trung, lậu hạ.
“Thâm thị giao hàm” Gia vị tiêu giao tán (bạch truật, phục thần, cam thảo, bạch thược, sài hồ, chi tử, mẫu đơn bì) trị huyết hư can vượng, mục ám bất minh, đầu mục sáp thống, đến phụ nhân kinh nguyệt không đều. Sinh thược hoạt huyết điều kinh, cho nên chu tư huyết nhiệt hoặc huyết trê, sinh ra kinh không đều, thống kinh, kinh bế.
Nhu “Y tông kim giám” Đào hoa tứ vật thang (đương quy, sinh thược, sinh địa, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa) trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, nhảy kinh, kinh tiềm phúc thống hoặc kinh hành không thoải mái, có huyết cục, sắc huyết đen.
3 – Bạch thược chủ can cấp, hung hiếp, phúc thống. xích thược chủ huyết ứ đông thống.
Bạch thược nhu can hòa tỳ, hoãn cấp, chỉ thống thích ứng dùng can tỷ bất hòa, khí trệ hoãn cấp dẫn đến hung phiền mãn thống, hiếp cân thích thống, tả lỵ phúc thống.
Như “Kim quỹ yếu lược” Đương quy thược dược tán (đương quy, thược dược, phục linh, bạch truật, trạch tả, xuyên khung – Trị nhâm thần trong bụng đau nhức.
“Thương hàn luận” Tứ nghịch tán (trích cam thảo, trích chỉ thực, sài hồ, thược dược) gần đây hay dùng cho chứng cấp can viêm mạn tính, hiếp, cân, quản phúc đau nhức.
Như “Thanh tế tổng lục” Xích thược dược tán (sao xích thược dược, hạnh nhân, sao cát cánh) trị trong nôn mửa, đau.
“Y lâm cải thác” cách hạ trục ứ thang (đào nhân, mẫu đơn bì, xích thược, ô dược, huyền hồ, đương quy, xuyên khung, ngũ linh chi, hồng hoa, chỉ xác, hương phụ) trị chứng cách hạ, ứ huyết hình thành tích khối, chỗ đau không di chuyển, nằm thời bụng trụy xuống.
4 – Bạch thược chủ trị tay chân co quắp
Xích thược hoãn cấp, chỉ thống, dùng chữa chứng chân tay co quắp, đau nhức.
Như “Thương hàn luận” Thược dược cam thảo thang (bạch thược dược, trích cam thảo, trị thoái cước co quắp – Hiện nay thường dùng nhiều chữa loại kinh loạn đau nhức.
Xích thược thanh nhiệt, lương huyết, tán ứ, thích ứng chữa chứng can hỏa gây nên mắt đỏ đau sưng huyết tịch, huyết lâm.
Như chữa mắt đỏ sưng, đau thường phối hợp cúc hoa, cốc tinh thảo, thạch quyết minh, đương quy.
Như chữa huyết lâm dùng với rễ cỏ tranh, xa tiền tử (lược), tảo liên thảo, hoàng bá.
Để lại một phản hồi