Bệnh về xương khớp liên quan đến chuyển hóa là gì? Đó là các loại bệnh phát sinh từ nguyên nhân rối loạn sự chuyển hóa các chất trong cơ thể. Các loại bệnh tiêu biểu như loãng xương, thoái hóa khớp, hoại tử vô mạch, bệnh gout… đều phát sinh từ sự rối loạn chuyển hóa. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại bệnh này để phòng tránh nhé!
1. Bệnh loãng xương ở phụ nữ do rối loạn chuyển hóa estrogen
Loãng xương ở phụ nữ là một loại bệnh liên quan đến các chuyển hóa trong cơ thể làm thay đổi hàm lượng các hormon có lợi cho xương và ức chế các chất tham gia vào quá trình tái tạo xương.
- Đối với phụ nữ mãn kinh: sự thay đổi hàm lượng nội tiết tố của buồng trứng (estrogen) khi phụ nữ bị mãn kinh. Đây là thành phần chính có chức năng tái tạo xương trong cơ thể, sự thiếu hụt hàm lượng estrogen khiến cơ thể phụ nữ bị mất xương rất nhanh. Cùng với sự thay đổi lượng hormon cận giáp làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể khiến xương mất đi độ chắc nhất định dẫn đến loãng xương nhanh chóng.
- Đối với phụ nữ mang thai: Sự biến đổi hormon do mang thai hoặc cho con bú gây thiếu hụt canxi. Khi mang thai, lượng hormon trong cơ thể phụ nữ biến chuyển đột ngột ảnh hưởng đếncác xương vùng hông xương sống. Bên cạnh đó giai đoạn cho con bú, cơ thể tạo ra sữa để cho con bú khiến một lượng canxi lớn phải tiết ra ngoài khiến mắc nguy cơ loãng xương cao
2. Bệnh loãng xương ở người già do thay đổi nội tiết
Bệnh loãng xương ở người già được xem là một loại bệnh liên quan đến sự chuyển hóa các chất tái tạo xương. Cụ thể đối với người già, các phản ứng chuyển hóa xương và sự tái tạo mô xương, sản xuất các sợi collagen hầu như không còn diễn ra hoặc rất ít diễn ra.
Các bệnh nội tiết của người già như tiểu đường, béo phì, gout… cũng khiến sự thay đổi của các hormon nội tiết liên quan đến xương. Tất cả những điều này khiến sự giảm khối lượng xương, số lượng tổ chức xương cùng với sự hư biến cấu trúc xương dẫn tăng phần xốp của xương tăng cao khiến mật độ xương giảm gây nên loãng xương.
Bệnh loãng xương ở người già thông thường khó phát hiện hơn nhiều so với các nhóm người khác và thường kèm theo các chứng đau nhức tuổi già khác. Thông thường khi phát hiện thì người bệnh đã bị giảm 30% số lượng xương và tổ chức xương cũng có những biến chuyển nhất định theo hướng tiêu cực.
3. Bệnh loãng xương ở trẻ em do rối loạn chuyển hóa canxi và vitamin D
Một phần lớn nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương ở trẻ em là sự thiếu hụt các chất đóng vai trò tái tạo xương, điều này xuất phát từ sự rối loạn chuyển hóa canxi và vitamin D trong cơ thể trẻ. Khi hàm lượng canxi và vitamin D từ các loại thức ăn cơ thể trẻ không thể hấp thụ và chuyển hóa được dẫn đến sự thiếu hụt chất tái tạo xương khiến mật độ xương loãng.
Tuy nhiên loãng xương ở trẻ em không trầm trọng như người già và có thể khắc phục được bằng chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt điều độ.
4. Bệnh thoái hóa xương khớp ở người già do rối loạn chuyển hóa
Thoái hóa khớp là tình trạng các lớp sụn và xương dưới sụn ở hai đầu các khớp như khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp xương hàm… bị hư hỏng làm mất chức năng của chúng. Tùy theo trường hợp, thoái hóa khớp gây đau nhức, sưng tấy hoặc khô, biến dạng do dịch khớp suy giảm hoặc biến dạng cấu trúc xương dưới sụn kèm theo những cơn đau nhức và khó vận động.
Đối với người già, sự thoái hóa xương khớp phần lớn xuất phát từ sự rối loạn chuyển hóa và sản sinh các chất trong cơ thể. Cụ thể là sự lão hóa các khớp sụn, các phần xương sụn sẽ trở nên ngày càng yếu và xơ, dịch sụn rất ít được sản xuất bởi cơ thể. Bên cạnh đó kết hợp với sự thay đổi nội tiết tố do một số bệnh lý như loãng xương, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp khiến quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra càng nhanh chóng.
5. Bệnh còi xương do rối loạn chuyển hóa canxi
Bệnh còi xương là một bệnh lý khá phổ biến với nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ là do sự rối loạn tiêu hóa kéo dài. Ngoài ra việc trẻ được nạp quá nhiều chất bột, đạm gây tình trạng chuyển hóa – tăng đào thải canxi ra nước tiểu. Một phần nguyên nhân còn do chế độ ăn của bé quá ít dầu (mỡ) dẫn đến không có dung môi hòa tan để hấp thu được vitamin D.
6. Bệnh gout do rối loạn chuyển hóa axit uric
Bệnh gout (bệnh tê thấp) là một loại bệnh khớp được xếp vào dạng bệnh liên quan đến rối loạn về chuyển hóa. Bệnh liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể, sự tăng hoặc giảm này cụ thể do sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các khớp. Tình trạng dư thừa axit uric trong máu khiến các khớp sưng tấy và đau nhức, những biến chuyển càng trầm trọng hơn khi sự chuyển hóa axit uric bất hợp lý ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
7. Rối loạn chuyển hóa lipid dẫn đến hoại tử vô mạch
Hoại tử vô mạch (hoại tử xương) là một loại bệnh về xương khớp xảy ra khi các tế bào xương khớp chết đi, điều này khiến cho xương trở nên dễ gãy ảnh hưởng nguy hiểm đến bệnh nhân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này là sự rối loạn chuyển hóa hàm lượng lipid trong máu khiến lượng máu nuôi xương giảm sút hoặc không thể chuyển hóa tới các mô xương. Trong trường hợp này được gọi là hoại tử vô mạch do rối loạn chuyển hóa.
Để lại một phản hồi