Một số bệnh do rối loạn chuyển hóa Canxi

1.Bệnh còi xương

-Nguyên nhân

– Do thiếu vitamin D:gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi và những trẻ bị sinh non vì ở độ tuổi này hệ xương của trẻ đang phát triển mạnh, thiếu vitamin D sẽ dẫn đến còi xương

– Thiếu ánh sáng mặt trời: bình thường dưới da có sẵn tiền vitamin D3, vitamin này dưới tác dụng của tia tử ngoại sẽ biến thành vitamin D. Nên nếu thiếu ánh sáng mặt trời trẻ sẽ thiếu vitamin D

– Do chế độ ăn: ở trẻ sữa hộp, ăn bột sớm hoàn toàn mà tỷ lệ calci , phospho ko giống sữa mẹ làm trẻ thiếu calci sớm dẫn đến thiếu vitamin D

– Trẻ đẻ non, thiếu cân, nhiễm khuẩn cấp, ỉa chảy kéo dài,…làm hấp thu vitamin D kém nên thiếu vitamin D.

-Hình thái  của bệnh

 

Lồng ngực nhô kiểu ngực gà
Lồng ngực nhô kiểu ngực gà

 

Biểu hiện chủ yếu ở xương

– Xương sọ: trán thường dô, đầu to không tương xứng với mặt và cơ thể

– Xương hàm: răng chậm mọc và chậm thay răng sữa

– Lồng ngực: nhô kiểu ngực gà hoặc có lõm lòng thuyền(hay còn gọi là rãnh Philatop-Harrison)

– Các xương dài(xương đùi, xương cánh tay…): đầu xương bè to tạo dấu hiệu vòng cổ tay cổ chân. Thân xương cong , mất cân xứng. Chân vòng kiềng hoặc chân duỗi ra kiểu chữ X.

– Cột sống: có thể gù hoặc vẹo

– Xương chậu: biến dạng, hẹp đường kính trước sau, lệch xương chậu. Khi trưởng thành dáng người không cân đối,ở nữ giới ảnh hưởng đến sinh con sau này.

– Ở thần kinh(trẻ dưới 3 tuổi): trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay bị giật mình, thần kinh tự chủ(thần kinh thực vật) bị rối loạn, hay vã mồ hôi…

– Ở cơ và dây chằng: giảm trương lực cơ, mông teo tóp.

– Toàn thân: chậm biết đi , chậm biết ngồi, thiếu máu.

-Điều trị: có thể cho trẻ tắm nắng hợp lý và bổ sung sử dụng vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ

2. Bệnh mềm xương

Thường gặp ở người già và phụ nữ mang thai và đang cho con bú

– Biểu hiện: calci ít lắng đọng ở mô xương làm cho xương trở nên mềm và xốp, không cứng dễ gãy

– Nguyên nhân: do cung cấp không đủ calci cho cơ thể mà nhu cầu tăng (như cho thai, vào sữa để bé phát triển hoặc ở người già hấp thu kém…)

Do rối loạn nội tiết: tuyến giáp, tuyến cận giáp…

3. Bệnh cường tuyến cận giáp

– Nhiệm vụ: tiết hoocmon(parahormon) huy động calci ở xương ra máu

– Nguyên nhân:

+ U lành tuyến cận giáp hoặc ung thư chế tiết của tuyến cận giáp

+ sau khi bị viêm thận hoặc suy thận

– Biểu hiện: tuyến giáp to hơn, phát triển mạnh tùy thuộc vào tình trạng u

Các tạng rỗng (ống mật, niệu quản…) dễ tạo sỏi.

Xương mềm và dễ gãy(kém nhiễm calci)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*