Các bệnh lý về bất thường mạch máu ở trẻ em

u mau

Các bất thường về mạch máu ở trẻ em rất đa dạng, tuy nhiên hầu hết mọi người thường chỉ biết đến với tên gọi u máu.

U mạch máu trẻ em

Đây là bệnh lý hay gặp nhất trong các bất thường mạch máu và 80% là gặp ở da. U mạch máu có thể có ở tim, gan, nội tạng… nhưng hiếm gặp hơn. Bệnh u mạch máu trẻ em tiến triển rất đặc biệt, khi sinh ra trẻ chưa có u nhưng sau đó có và thường trong 6 tháng đầu phát triển nhanh, rồi bước vào giai đoạn ổn định, thoái lui.

Thông thường, từ 60-90% u mạch máu ở trẻ có thể tự thoái lui. Điều này có thể hiểu, một trẻ em bị u mạch máu, không cần điều trị cũng có thể mất đi. Tuy nhiên, nó có những nguy cơ nhất định và nếu chỉ đợi thoái lui mà không theo dõi chặt, hoặc không thể tiên lượng sự phát triển của u to đến mức nào lại có thể để lại di chứng nguy hiểm cho trẻ.

Sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nếu u phát triển quá to, có nguy cơ phá hủy cấu trúc của da hoặc mô có u. Nguy cơ thứ 2 có thể gây loét, chảy máu hoặc nhiễm trùng. Thứ 3, chính sự phát triển nhanh của khối u gây chấn thương tâm lý cho gia đình, bố mẹ.

u mau

Các bất thường mạch máu thường gặp ở trẻ.

Trong khi đó, sự phát triển của khối u mạch máu thường rất khó dự đoán, vì thế bác sĩ chuyên khoa cần phải tiên lượng được các trường hợp này diễn biến ra sao, nên để theo dõi hay can thiệp. Nhất là những khối u gần các hốc tự nhiên như mắt, mũi, miệng, sinh dục, hậu môn thường được chỉ định can thiệp sớm để giảm tiến triển nhanh, phát triển quá to của khối u sẽ gây nguy cơ loét miệng, loét bộ phận sinh dục, hậu môn…

Khi trẻ bị các u mạch máu, cha mẹ nên bình tĩnh, đưa con đến cơ sở chuyên khoa để khám và theo dõi một cách tích cực, chủ động, không để nguy cơ khối u phát triển quá nhanh, quá lớn. Đặc biệt u ở vị trí gần các hốc tự nhiên càng cần phải theo dõi chặt hơn, theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp để kìm hãm sự phát triển của khối u rồi chờ khối u dần thoái lui.

Dị dạng mao mạch ở da

Các dị dạng mạch máu hay gặp gồm dị dạng mao mạch (bớt rượu vang), với biểu hiện đậm màu hơn da bình thường, dù vẫn phẳng với vùng da xung quanh. Bệnh thường xuất hiện ngay từ khi sinh ra. Là mảng da tuy bằng phẳng với vùng da xung quanh nhưng lại có màu, từ màu hồng đến màu đỏ, phát triển không lan rộng nhưng to lên theo kích thước cơ thể.

Khi càng nhiều tuổi màu sắc vùng da này càng đậm hơn, có thể có những chỗ giãn phì đại, thành củ ở trên mặt da do mạch máu bị giãn, nổi gồ trên mặt da. Màu sắc có thay đổi so với lúc nhỏ (có màu hồng) thì dần chuyển thành màu đỏ tím. Căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng thẩm mỹ (trừ thể đặc biệt) nên được khuyến khích điều trị sớm để đáp ứng tốt, không gây giãn mạch máu, phạm vi lan tỏa sẽ nhiều hơn.

U hạt mạch máu nhiễm trùng

U hạt mạch máu nhiễm trùng có thể gặp bất cứ vị trí nào trên cơ thể, với những biểu hiện lâm sàng là các tổn thương mạch máu thể củ, khích thước khác nhau, có thể nhỏ như hạt đỗ, hoặc to như đầu ngón tay. U hạt mạch máu nhiễm trùng thường phát sinh sau nhiễm trùng, viêm nhiễm tại chỗ, vừa gây ảnh hưởng thẩm mỹ vừa khiến bệnh nhân đau và có nguy cơ chảy máu khó cầm, nhiễm trùng tại chỗ.

Đặc thù của u mạch máu này là rất dễ bị chảy máu dù chỉ chạm nhẹ. Vì thế cuộc sống người bệnh rất bất tiện, khó khăn. Nhiều người chữa quanh bằng đủ các biện pháp đắp lá, tự thắt chỉ… nhưng u không hết mà còn có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng. Vì thế, khi bị u hạt mạch máu nhiễm trùng nên đi khám để được chỉ định điều trị tốt nhất.

Dị dạng tĩnh mạch trong khoang miệng

Khoang miệng và niêm mạc môi đỏ là một trong những nơi hay gặp các bất thường mạch máu lành tính (có thể chiếm 14-60% các bất thường mạch máu vùng đầu mặt cổ) với các tổn thương, kích thước, hình thái khác nhau.

Các dị dạng tĩnh mạch trong khoang miệng luôn gây lo lắng cho bệnh nhân và người dị dạng tĩnh mạch trong khoang miệng luôn xuất hiện vào lúc sinh, nhưng có thể không được nhận thấy và trở nên có triệu chứng trong thời thơ ấu hoặc tuổi thiếu niên. Tổn thương lúc đầu nhỏ, khu trú không gây hậu quả gì trong một thời gian dài nhưng nếu phát triển vào trong các cơ, các tạng và xâm chiếm nhiều cấu trúc giải phẫu dẫn đến ảnh hưởng chức năng (như ăn, nuốt, nói…) hoặc biến dạng thẩm mỹ trầm trọng. Đặc biệt, dị dạng tĩnh mạch trong khoang miệng có thể có biến chứng loét và hoại tử vùng trung tâm, bội nhiễm thứ phát sau khi có hoại tử và chảy máu…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*