CẤP CỨU TIM MẠCH: CẤP CỨU RỐI LOẠN NHỊP

CẤP CỨU TIM MẠCH: CẤP CỨU RỐI LOẠN NHỊP

RỐI LOẠN NHỊP NHANH (THEO AHA 2015 )

Hình 2.7: Phác đồ xử trí rối loạn nhịp nhanh

Lưu ý khi xử trí rối loạn nhịp nhanh

Không nên trì hoãn sốc điện khi bệnh nhân không ổn định, nếu sốc điện không thành công, truyền amiodarone 300 mg trong 10 – 20 phút và sốc lại.

Nên coi nhịp nhanh QRS giãn rộng là cơn nhịp nhanh thất và xử trí theo phác đồ của cơn nhịp nhanh thất trong những trường hợp không chắc chắn về chẩn đoán phân biệt.

Tạo nhịp tạm thời chỉ định cho các trường hợp xoắn đỉnh liên quan đến nhịp chậm, nên cho chẹn beta giao cảm sau khi đặt máy.

Magnesium sulfate hiệu quả đối với xoắn đỉnh QT kéo dài nhưng không hiệu quả với QT bình thường.

RỐI LOẠN NHỊP CHẬM (NGUỒN: AHA 2015 )

Hình 2.8: Phác đồ xử trí rối loạn nhịp chậm

Lưu ý khi xử trí rối loạn nhịp chậm

Atropin vẫn là chỉ định đầu tiên cho mọi trường hợp rối loạn nhịp chậm QRS thanh mảnh, cần dùng liều cao hơn ở bệnh nhân dùng chẹn beta giao cảm trước đó Không dùng Atropin cho bệnh nhân ghép tim vì không còn phân bố thần kinh phế vị Kiểm soát rối loạn điện giải đặc biệt là Kali máu trong mọi trường hợp rối loạn nhịp.

Tạo nhịp thất tạm thời vẫn là xử trí căn bản. Có thể cân nhắc tạo nhịp tạm thời qua da trong một số trường hợp cấp cứu. Phần lớn các bệnh nhân nên được tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch dưới màn tăng sáng nếu có chỉ định.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*