1. Bệnh liệt dương là gì?
Tên gọi khác: Erectile dysfunction, Rối loạn cương dương.
Liệt dương là rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, trong đó dương vật không đủ hay không giữ được độ cứng làm mất khả năng đi vào âm đạo khi giao hợp, bao gồm các hiện tượng ở dương vật: mềm trước khi xuất tinh;thiếu cảm hứng tình dục.
Vậy liệt dương là tình trạng dương vật có độ cương cứng không đủ để thực hiện một cuộc giao hợp trọn vẹn.
2. Triệu chứng của liệt dương
Khả năng cương dương kém với các triệu chứng:
– Cần nhiều thời gian và cố gắng hơn bình thường mới cương dương được.
– Dương vật không có khả năng cương cứng.
– Thời gian cương dương ngắn.
– Sau khi đạt cực khoái mất khả năng cương dương.
– Dương vật teo nhỏ hơn bình thường, 2 tinh hoàn kích thước không đều nhau.
– Không hưng phấn khi giao hợp.
3. Nguyên nhân bệnh liệt dương
Tuổi cao.
Rối loạn tâm lý: trầm cảm, lo âu.
Rối loạn thần kinh: bệnh não, chấn thương tủy sống, bệnh cột sống, bệnh thận kinh ngoại vi.
Rối loạn nội tiết: suy tuyến sinh dục, cường prolactin máu, cường giáp, suy giáp.
Rối loạn mạch máu: xơ vữa mạch máu, bệnh tim thiếu máu, bệnh mạch máu ngoại vi, suy tĩnh mạch, bệnh lý thể hang.
Do thuốc: thuốc hạ áp, thuốc chống trầm cảm (làm giảm ham muốn), thuốc kháng androgen, thuốc estrogen.
Thói quen: nghiện rượu, ma túy, hút thuốc lá.
Bệnh khác: đái tháo đường, suy thận, tăng lipid máu, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn.
– Các nguyên nhân khác:
+ Bệnh tim mạch: chứng xơ vữa động mạch, chứng bệnh liên quan đến mạch ngoại biên, huyết áp cao, bệnh tim, chấn thương mạch máu, lượng Cholesterol cao.
+ Bệnh đường hô hấp như bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, ngưng thở khi ngủ…
+ Bệnh mãn tính như tiểu đường, suy gan thận…
+ Rối loạn thần kinh như xơ cứng động mạch, chấn thương tủy sống… Làm gián đoạn việc truyền tín hiệu từ não xuống các mạch máu nuôi dương vật.
+ Chấn thương ở các khu vực như tủy sống, tuyến tiền liệt, bàng quang, khung xương chậu hoặc ở dương vật.
+ Phẫu thuật: Phẫu thuật ổ bụng, tuyến tiền liệt, bàng quang…
+ Thuốc: thuốc chẹn beta, thuốc dị ứng, thuốc chống suy nhược, thuốc an thần, thuốc chống lở loét.
+ Tâm lý: lo lắng, cảm giác tội lỗi hay căng thẳng, thiếu tự tin, e sợ “thất bại”.
+ Dùng nhiều chất kích thích: Uống nhiều rượu làm giảm khả năng sinh Testosterone, hút thuốc làm giảm độ lưu thông máu.
+ Rối loạn hormone Testosterone hoặc hormone tuyến giáp.
+ Tuổi càng cao thì càng dễ bị liệt dương.
4. Điều trị bệnh liệt dương
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây liệt dương mà có phương pháp điều trị phù hợp. Hiên nay có các phương pháp điều trị bao gồm:
– Chích thuốc vào thể hang dương vật.
– Thuốc uống.
– Dùng dụng cụ bơm chân không.
– Đặt dương vật giả (thể hang nhân tạo).
– Giải phẫu mạch máu dương vật.
Theo nghiên cứu, các loại thảo mộc có ích cho bệnh liệt dương bao gồm cỏ tật lê (Tribulus), Yohimbe, bạch quả (Ginkgo biloba)…
Bên cạnh đó, nam giới cần khắc phục các yếu tố tâm lý như mặc cảm, lo sợ, tự ti; không nên ngại ngần nhận sự trợ giúp, tư vấn ý kiến từ bác sĩ để giúp bản thân có một tinh thần minh mẫn và cơ thể tráng kiện hơn.
5. Phòng ngừa bệnh liệt dương
Để phòng tránh liệt dương, cần chú ý:
– Phổ cập giáo dục kiến thức về giới tính, có hiểu biết về chức năng sinh lý sinh dục, giảm những tâm lí căng thẳng đối với chuyện phòng the, loại bỏ những lo lắng không cần thiết.
– Hạn chế hoặc thảo luận với bác sĩ để thay thế khi sử dụng những loại thuốc dẫn đến liệt dương.
– Nên đi khám, tư vấn, tham khảo ý kiến bác sĩ khi có các dấu hiệu liệt dương để điều trị kịp thời.
– Tích cực điều trị các loại bệnh có thể dẫn đến liệt dương.
– Cả vợ và chồng cần biết cảm thông, san sẻ với nhau.
– Không nên hoạt động tình dục với tần suất cao để cơ quan sinh dục và thần kinh có đủ thời gian hồi phục chức năng sinh dục.
– Tinh thần lạc quan, chú ý luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể chất, tăng sức đề kháng.
Nguồn: Thạc sĩ Chung Tuấn Khiêm – BV Bình Dân
Để lại một phản hồi