1. Xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị quyết định trong chẩn đoán gãy xương là:
A. Siêu âm
B. X quang
C. Nội soi
D. Chụp CT
2. Đặc điểm đau trong gãy xương:
A. Đau chói tại 1 vị trí cố định
B. Đau chói không cố định
C. Đau chói từng cơn
D. Đau chói, bất động tốt không đỡ đau
3. Dấu hiệu của gãy xương, ngoại trừ:
A. Dấu hiệu mất liên tục của thân xương
B. Dấu hiệu lạo xạo xương
C. Dấu hiệu cử động bất thường
D. Dấu hiệu bật lò xo
4. Triệu chứng nào là chắc chắn có gãy xương
A. Sờ thấy điểm đau chói cố định
B. Thấy máu chảy ra vết thương
C. Sưng nề, bầm tím
D. Cử động bất thường
5. Triệu chứng của sai khớp là:
A. Sờ thấy mất liên tục của thân xương
B. Sờ thấy điểm đau chói cố định
C. Dấu hiệu cử động bất thường
D. Dấu hiệu bật lò xo
6. Tam giác Hueter gồm có 3 điểm là:
A. Mỏm trên lồi cầu – mỏm trên ròng rọc – mỏm khuỷu
B. Mỏm trên lồi cầu – mỏm trên ròng rọc – đài quay
C. Mỏm trên lồi cầu – mỏm trên ròng rọc – chính giữa nếp gấp khuỷu
D. Đài quay – mỏm trên ròng
rọc – mỏm khuỷu
rọc – mỏm khuỷu
7. Chiều dài tuyệt đối xương cánh tay xác định:
A. Từ mấu động lớn đến mỏm trên ròng ròng
B. Từ mấu động lớn đến mỏm trên lồi cầu
C. Từ mỏm cùng vai đến mỏm trên lồi cầu
D. Từ mỏm cùng vai đến mỏm trêm ròng rọc
8. Chiều dài tương đối xương cánh tay xác định:
A. Từ mấu động lớn đến mỏm trên ròng ròng
B. Từ mấu động lớn đến mỏm trên lồi cầu
C. Từ mỏm cùng vai đến mỏm trên lồi cầu
D. Từ mỏm cùng vai đến mỏm trêm ròng rọc
9. Chiều dài tuyệt đối xương trụ xác định:
A. Từ mỏm trâm trụ đến mỏm khuỷu
B. Từ mỏm trâm trụ đến mỏm trên ròng ròng
C. Từ mỏm trâm trụ đến mỏm trên lồi cầu
D. Từ mỏm trâm trụ đến đài quay
10. Chiều dài tương đối xương trụ xác định:
A. Từ mỏm trâm trụ đến mỏm khuỷu
B. Từ mỏm trâm trụ đến mỏm trên ròng ròng
C. Từ mỏm trâm trụ đến mỏm trên lồi cầu
D. Từ mỏm trâm trụ đến đài quay
11. Chiều dài tuyệt đối xương quay xác định:
A. Từ mỏm trâm quay đến mỏm khuỷu
B. Từ mỏm trâm quay đến mỏm trên ròng ròng
C. Từ mỏm trâm quay đến mỏm trên lồi cầu
D. Từ mỏm trâm quay đến đài quay
12. Chiều dài tương đối xương quay xác định:
A. Từ mỏm trâm quay đến mỏm khuỷu
B. Từ mỏm trâm quay đến mỏm trên ròng ròng
C. Từ mỏm trâm quay đến mỏm trên lồi cầu
D. Từ mỏm
trâm quay đến đài quay
trâm quay đến đài quay
13. Chiều dài tương đối xương đùi xác định:
A. Từ mấu chuyển lớn đến lồi cầu ngoài
B. Từ mấu chuyển lớn đến lồi cầu trong
C. Từ gai chậu trước trên đến lồi cầu ngoài
D. Từ gai chậu trước trên đến lồi cầu trong
14. Chiều dài tuyệt đối xương chàyxác định:
A. Từ mắt cá trong đến lồi củ trước xương chày
B. Từ mắt cá trong đến lồi cầu trong
C. Từ mắt cá ngoài đến lồi cầu ngoài
D. Từ mắt cá ngoài đến lồi củ trước xương chày
15. Trục thẳng chi trên được xác định:
A. Từ mỏm quạ đến đốt 2, ngón 3; bình thường qua giữa nếp gấp khuỷu
B. Từ mỏm quạ đến đốt 2, ngón 3; bình thường qua bờ ngoài nếp gấp khuỷu
C. Từ mỏm cùng vai đến bờ ngoài ngón 2, bình thường qua đài quay
D. Từ mỏm cùng vai đến bờ ngoài ngón 2, bình thường qua mỏm khuỷu
16. Trục nghiêng chi trên được xác định:
A. Từ mỏm quạ đến đốt 2, ngón 3; bình thường qua giữa nếp gấp khuỷu
B. Từ mỏm quạ đến đốt 2, ngón 3; bình thường qua giữa nếp gấp khuỷu
C. Từ mỏm cùng vai đến bờ ngoài ngón 2, bình thường qua đài quay
D. Từ mỏm cùng vai đến bờ ngoài ngón 2, bình thường qua mỏm khuỷu
17. Trục thẳng chi dưới được xác định:
A. Từ gai chậu trước trên đến khe ngón 1,2; bình thường qua bờ trong xương bánh chè.
B. Từ gai chậu trước trên đến khe ngón 1,2; bình thường qua bờ ngoài xương bánh chè.
C. Từ mấu chuyển lớn đến mắt cá ngoài; bình thường qua chỏm xương mác
D. Từ mấu chuyển lớn đến mắt cá ngoài; bình thường qua bờ ngoài xương bánh chè
18. Khi đo trong gãy xương hoàn toàn:
A. Chiều dài tương đối và tuyệt đối thay đổi
B. Chiều dài tương đối thay đổi, chiều dài tuyệt đối không thay đổi
C. Chiều dài tương đối không thay đổi, chiều dài tuyệt đối thay đổi
D. Chiều dài tương đối và tuyệt đối không thay đổi
19. Khi đo trong sai khớp:
A. Chiều dài tương đối và tuyệt đối thay đổi
B. Chiều dài tương đối thay đổi, chiều dài tuyệt đối không thay đổi
C. Chiều dài tương đối không thay đổi, chiều dài tuyệt đối thay đổi
D. Chiều dài tương đối và tuyệt đối không thay đổi
20. Trong khám khớp gối, dấu hiệu ngăn kéo (+) nói lên điều gì:
A. Tràn dịch khớp gối
B. Đứt dây chằng bên trong
C. Đứt dây chằng chéo trước, chéo sau
D. Đứt dây chằng bên ngoài
21. Gãy 1/3 giữa xương cánh tay rất dễ gây biến chứng:
A. Tổn thương dây thần kinh quay
B. Tổn thương dây thần kinh trụ
C. Tổn thương dây thần kinh giữa
D. Tổn thương dây thần kinh mũ
22. Biến chứng nguy hiểm khi gãy hai xương cẳng chân cần lưu ý là:
A. Teo cơ
B. Bất lực vận động
C. Đau chói
D. Chèn ép khoang
23. Triệu chứng chẩn đoán chắc chắn có gãy xương, ngoại trừ:
A. Đau chói
B. Biến dạng chi thể (Chi thể gập góc, lệch trục)
C. Cử động bất thường
D. Tiếng lạo xạo xương
E. Váng mỡ tủy chảy ra qua vết thương
24. Triệu chứng chắc chắn là có gãy xương :
A. Biến dạng chi thể
B. Đau dữ dội ở chi
C. Phù nề chi
D. Chảy máu nhiều
25. Bệnh nhân sau tai nạn giao thông, cẳng chân đau chói, có máu và váng mỡ chảy ra, cần nghĩ đến:
A.Tổn thương phần mềm
B. Gãy xương kín
C. Gãy xương hở
D. Gãy xương không di lệch
26. Dấu hiệu cử động bất thường trong gãy xương có nghĩa là:
A. Hạn chế vận động các khớp
B. Tăng biên độ vận động các khớp
C. Vị trí xương gãy có khả năng cử động
D. Vị trí xương gãy các thớ cơ co rút bất thường
Để lại một phản hồi