Còi xương là bệnh gây ra do tình trạng thiếu Vitamin D dẫn đến thiếu Canxi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là từ 3 – 18 tháng.
– Bênh còi xương có tỉ lê cao ở những nước sương mù, ít có ánh nắng mặt trời. Viêt nam là nước ở vùng nhiêt đới, tuy nhiên tỉ lê còi xương tương đối cao, kết quả điều tra năm 2008 cho thấy tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi còi xương vẫn còn khoảng 5-9% ở khu vực đồng bằng và 14% ở khu vực miền núi phía Bắc.
II. Nguyên nhân
Còi xương có nguyên nhân trực tiếp là di thiếu Vitamin D, đây là Vitamin có vai trò quan trọng giúp cho việc hấp thu canci và photpho từ ruột vào máu, tăng việc tái hấp thu tại thận và lắng đọng tại xương.
* Nguyên nhân thiếu vitamin D
– Thiếu ánh nắng mặt trời:
+ Nhà ở chât hẹp, tối tăm.
+ Không cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
+ Thời tiết sương mù (mùa đông xuân…).
– Ăn uống:
+ Trẻ em thiếu sữa mẹ: Sữa mẹ có tỷ lê vitamin D cao hơn sữa bò.
+ Ăn nhiều bột: làm cản trở quá trình hấp thu calci, phospho.
+ Trẻ ăn kiêng dầu, mỡ kéo dài: làm giảm hấp thu Vitamin D
– Yếu tố nguy cơ:
+ Trẻ dưới 2 tuổi: là tuổi mà hệ xương phát triển mạnh nhất.
+ Trẻ đẻ non: Có nhu cầu phát triển cao hơn, trong khi đó sự tích luỹ muối khoáng và vitamin D lại kém hơn.
+ Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn: nhất là ở hê tiêu hoá và hô hấp.
+ Trẻ da màu: hay bị còi xương hơn vì có sự cản trở quá trình tổng hợp vitamin D tại da.
III. Triệu chứng
Lượng Canxi máu thấp gây ra triệu chứng tại các cơ quan khác nhau
1. Triệu chứng thần kinh
– Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giât mình.
– Ra mồ hôi trộm cả khi trời lạnh.
– Rụng tóc ở gáy (dấu hiêu “chiếu liếm”): do trẻ ngứa ngáy, kích thích, nằm hay lắc đầu.
Dấu hiệu “chiếu liếm” |
2. Triệu chứng ở hệ cơ, xương
– Xương sọ (biểu hiện ở trẻ 3 – 6 tháng tuổi):
+ Xương sọ mềm, ấn lún xuống
+ Thóp rộng có bờ mềm, chậm kín thóp
+ Răng mọc chậm, lộn xộn.
– Xương lồng ngực:
+ Lồng ngực biến dạng: Nhô ra ở phía (kiểu “ngực gà”) hoặc lõm vào vùng ngang vú (kiểu “hình chuông”)
+ Hình ảnh “chuỗi hạt sườn”: Khớp sụn sườn ở phía trước ngực tăng sinh phì đại.
Hình ảnh chuỗi hạt sườn |
– Xương tay, xương chân
+ Hình ảnh vòng cổ tay, vòng cổ chân: Đầu dưới các xương cẳng tay, cẳng chân tăng sinh, phì đại.
+ Biến dạng chi: Chi bị vẹo ra ngoài hoặc vào trong.
– Khung chậu: hẹp, có thể bị biến dạng.
– Xương sống: Cong, gù vẹo
Những biến dạng trên đây thương để lại những di chứng vĩnh viễn.
Triệu chứng của trẻ bị còi xương |
– Hệ cơ: Trương lực cơ giảm, trẻ châm biết ngồi, đứng, đi.
– Trường hợp nặng có thể có biểu hiện cơn Tetani (run, co quắp đầu ngón tay) hoặc tình trạng chuột rút.
Hình ảnh bàn tay bệnh nhân có cơn Tetani |
3. Cận lâm sàng
– Xquang: đầu xương dài (cổ tay, cổ chân) bè ra, độ lắng đọng muối vôi kém.
– Xét nghiệm máu: Canxi giảm, Photpho giảm
IV. Điều trị, dự phòng
1. Bổ sung Vitamin D
– Dùng liều cao 5000 đơn vị/ngày x 2 – 3 tuần.
– Giai đoạn hồi phục: duy trì uống 400 đơn vị/ ngày x 1- 2 năm.
Dấu hiệu giai đoạn hồi phục: X quang có hình ảnh đường viền vôi hóa tách biệt
2. Chăm sóc, dinh dưỡng
– Tăng cường các loại thức ăn giàu Canxi như sữa, đậu nành, nước cam ép,..
– Bổ sung thêm dầu, mỡ vào thức ăn hàng ngày.
– Tắm nắng 10 – 30 phút mỗi buổi sáng khi trời chưa nóng
Các loại thực phẩm giàu Vitamin D |
3. Các trường hợp phải nhập viện
– Thiếu Canxi nặng (xuất hiện cơn Tetani), có thể xử lý tại chỗ: Tiêm tĩnh mạch Canxi Clorid 0,5 gam.
– Biến dạng lồng ngực, giảm trương lực cơ hô hấp gây khó thở.
4. Dự phòng
– Bà mẹ mang thai: uống Vitamin D 100.000 đơn vị một lần suy nhất ở thai tháng thứ 7 nếu ít tiếp xúc ánh sáng mặt trời.
– Trẻ có nguy cơ thiếu Vitamin D: bổ sung 400 đơn vị/ ngày từ ngày thứ 7 sau sinh.
– Cho trẻ tắm nắng 10 – 30 phút mỗi buổi sáng khi trời chưa nóng.
– Cho trẻ bú mẹ, ăn dặm đúng cách: bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, khi đã ăn bổ sung, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D
Để lại một phản hồi