Bệnh sùi mào gà

I. ĐẠI CƯƠNG.
Sùi mào gà còn có tên khác là bệnh mồng gà hoặc mụn cóc sinh dục do virus Human papilloma (HPV) gây nên. Tổn thương là những nốt sùi thường thấy ở bộ phận sinh dục và hậu môn.
Cách lây truyền phổ biến nhất từ người này sang người khác là quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng, qua đường hậu môn hoặc những tiếp xúc sinh dục khác. Ngoài ra còn lây từ mẹ sang con hoặc những tổn thương ngoài da.
 Bệnh gặp ở cả nam giới và nữ giới mọi độ tuổi, đặc biệt là những người từ 20 – 25 tuổi. Ngoài ra những người có hệ miễn dịch kém thì nguy cơ nhiễm sùi mào gà cũng rất cao. Do sùi mào gà có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ của người bệnh trên quần áo, chăn màn hay những vết thương hở.

I. TRIỆU CHỨNG
– Sau nhiễm virus khoảng 2 – 9 tháng, bắt đầu xất hiện những nốt sùi nhỏ màu hồng, mềm, hơi nhô cao như những nhú gai, có hình tròn hoặc đĩa bẹt
– Về sau, các nốt mụn lớn dần, chúng phát triển thành những gai hoặc lá liên kết với nhau thành 1 mảng rộng, nhìn giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng.
– Bề mặt các nốt sần mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nốt sùi có thể ấn ra mủ.
-Vị trí tổn thương:
 +  Ở nam giới, sùi mào gà thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, thân dương vật, da bìu, có khi ở miệng sáo, hậu môn.
+ Ở nữ giới sùi mào gà hay thấy ở âm vật, môi nhỏ, quanh lỗ niệu đạo, cũng có khi ở cổ tử cung, hậu môn.
+ Có trường hợp tổn thương bao phủ cả bộ phận sinh dục, các nếp gấp bẹn. Một số trường hợp do vệ sinh kém, kèm  theo có thai hoặc bệnh lậu kết hợp nên tổn thương phát triển thành 1 khối lớn, to bằng nắm tay, màu đỏ tươi, tiết dịch mùi hôi thối.
– Sùi mào gà thường không gây đau, chỉ khi phát triển lớn có thể gây khó chịu khi đi lại. Khi bị va chạm có thể xây xước gây chảy máu hoặc bội nhiễm
II. BIẾN CHỨNG
– Vô sinh: Do sùi mào gà tấn công vào sâu bên trong tạo thành khối lớn bịt kín đường sinh sản.
– Ung thư: cổ tử cung, dương vật, vòm họng, miệng…(đặc biệt khi nhiễm HPV typ 16, 18)
– Phụ nữ mang thai có thể lây truyền cho thai nhi gây u nhú thanh quản ở trẻ sơ sinh
IV. ĐIỀU TRỊ.
Việc điều trị sùi mào gà cần căn cứ vào mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Điều trị bằng tia lasez, đốt điện cao tần được cho là phương pháp rất an toàn, hiệu quả và mang tính thẩm mĩ cao

 

Ngoài ra còn phối hợp dùng thuốc ức chế sự phát triển của virus, nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*