I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RĂNG
1. Giai đoạn 1 (mọc răng sữa – từ tháng thứ 6 đến 3 tuổi)
+ Mọc 20 răng sữa, gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng hàm.
+ Ký hiệu số hàm của răng sữa là 5; 6; 7; 8 tương ứng với hàm trên bên phải, hàm trên bên trái, hàm dưới bên trái và hàm dưới bên phải.
– Ký hiệu số răng là 1, 2, 3, 4, 5 tính từ đường giữa.
– Cách ghi ký hiệu: ký hiệu hàm viết trước, ký hiệu răng viết sau.
2. Giai đoạn 2 (thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn – từ 6 đến 12 tuổi)
– 20 răng sữa lần lượt được thay bằng 20 răng vĩnh viễn.
– Mọc thêm 8 răng hàm lớn là số 6, 7.
– Ký hiệu số hàm răng vĩnh viễn là 1, 2, 3, 4 tương ứng với hàm trên bên phải, hàm trên bên trái, hàm dưới bên trái và hàm dưới bên phải.
– Ký hiệu số răng giống như răng sữa.
3. Giai đoạn 3(mọc răng khôn – từ 18 đến 32 tuổi).
Mọc thêm 4 răng hàm lớn – là răng số 8 (răng khôn), mọc đủ 4 răng khôn, tổng số răng là 32 chiếc. Có người không có răng khôn nào.
II. NGUYÊN NHÂN
– Răng số 8 mọc muộn và chậm (muộn về thời gian, chậm về tốc độ), khi đó khớp cắn của răng đã ổn định nên khi nó mọc hay gây tai biến.
– Mầm răng số 7 và số 8 cùng chung nhau cho nên răng số 7 mọc trước có xu hướng kéo răng số 8 về phía nó.
III. TRIỆU CHỨNG
1. Toàn thân và cơ năng
– Đau ở góc hàm chỗ răng mọc, nhất là khi nhai.
– Có thể sốt 38 – 39oC hoặc gấy sốt, mệt mỏi, ăn uống kém.
2. Thực thể
* Lợi trùm:
Lợi trùm lên mặt răng, lồi lên thành hình vòng cung, sưng tấy, nề đỏ.
* Mọc lệch:
– Răng số 8 đâm răng số 7 và gây sâu răng số 7. Có thể tạo ổ viêm cục bộ hay lan toả vùng cơ cắn gây khít hàm, khó khăn khi ăn uống.
– Răng số 8 mọc lệch ra má gây viêm loét niêm mạc má.
* Mọc ngầm:
Răng số 8 mọc xiên vào bên trong, gây viêm tổ chức liên kết vùng góc hàm, làm sưng đau hàm.
3. Xquang
Chụp Xquang (Propara) là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán xác định.
IV. ĐIỀU TRỊ
+ Lợi trùm: cắt lợi trùm.
+ Các biến chứng khác:
– Nhổ răng số 8 càng sớm càng tốt.
– Sau phẫu thuật dùng: kháng sinh, giảm đau, giảm nề, an thần.
Để lại một phản hồi