Viêm xoang

I. ĐẠI CƯ­ƠNG
1. Nhắc lại giải phẫu
+ Xoang là các hốc rỗng nằm trong xương sọ – mặt. Xoang nằm ở xương nào thì gọi tên xoang theo xương đó.
+ Nhóm xoang trước gồm: xoang trán, xoang sàng trước, xoang hàm.
+ Nhóm xoang sau gồm: xoang bướm, xoang sàng sau.                          
Các xoang trước đổ vào ngách mũi giữa, các xoang sau qua ngách mũi trên.
Các xoang được bao phủ lớp niêm mạc liên tục với mũi họng.
2. Nguyên nhân
+ Nhiễm khuẩn: thư­ờng thứ phát sau viêm mũi họng, Amidan…
+ Dị ứng: niêm mạc mũi xoang quá mẫn cảm với các yếu tố kích thích.
+ Chấn th­ương gây tổn thương xoang.
+ Điều kiện thuận lợi:
– Tiếp xúc với yếu tố lý, hoá học.
– Cấu tạo bất thư­ờng của mũi xoang.
– Có các bệnh mạn tính nh­ư lao, đái tháo đ­ường…

II. TRIỆU CHỨNG
1.    Viêm xoang cấp tính
+ Sốt nhẹ, mệt mỏi.
+ Đau vùng xoang bị viêm, như: trán, gò má… th­ường kèm theo đau đầu.
+ Chảy mũi: dịch lúc đầu trong sau đặc dần, màu vàng hoặc xanh.
+ Tắc mũi ở một bên hoặc hai bên.
+ Ngửi kém do tắc mũi liên tục.
+ Khám :
– Ấn điểm Erwin (đầu trong cung lông mày) đau trong viêm xoang trán.
– Ấn điểm hố nanh(chân cánh mũi đo ra 1 cm) đau trong viêm xoang hàm.
– Ấn điểm Grunwald(góc trong của hố mắt) đau trong viêm xoang sàng tr­ước.
– Ấn vùng chẩm đau trong viêm xoang sàng sau.
+ Soi mũi: khe mũi giữa có mủ với viêm nhóm xoang trư­ớc, khe mũi trên có mủ với viêm nhóm xoang sau.
+ Xquang: chụp phim Blondeau, Hirtz thấy hình ảnh xoang mờ.
2. Viêm xoang mạn tính
+ Không sốt, có thể thấy đau đầu âm ỉ.
+ Chảy mũi thư­ờng xuyên, lúc đầu mủ nhầy đục về sau chuyển sang màu vàng, xanh, mùi tanh, có khi mùi thối (viêm xoang do răng).
+ Tắc mũi kéo dài do phù nề niêm mạc mũi.
+ Giảm hoặc mất ngửi (do dịch mũi ứ đọng).
+ Khám :
– Không có điểm đau rõ rệt.
– Soi mũi: khe mũi có mủ, có thể có thoái hoá cuốn mũi giữa hoặc có polyp.
+ Xquang phim Blondeau hình ảnh xoang mờ.
+ CT scanner xoang cho thấy hình ảnh các xoang bị viêm.
+ Soi mũi thấy mủ đọng ở các khe cuốn giữa và trên.
III. BIẾN CHỨNG
– Mắt: viêm kết mạc, viêm túi lệ, áp xe hậu nhãn cầu, viêm thần kinh thị giác.
– Não: viêm màng não, áp xe não.
– Hô hấp: viêm họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản mạn tính.
– Biến chứng khác: đau đầu gây suy nh­ược thần kinh, viêm cầu thận, thấp tim…
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Thể cấp tính
+ Kháng sinh uống hoặc tiêm: Rovamycin Hoặc Cefotaxim,  Gentamicin
+ Hạ sốt, giảm đau: Paracetamol
+ Tại chỗ: nhỏ thuốc co mạch Naphazolin 0,05% và hút sạch mủ, sau đó nhỏ thuốc sát khuẩn: Acgyrol 1-3%, Clorocid 0,4%
2. Thể mạn tính
+ Khi có đợt cấp tính thì dùng thuốc nh­ư thể cấp tính.
+ Chọc rửa xoang, khí dung mũi xoang.
+ Phẫu thuật kinh điển: mổ xoang hàm, xoang trán.
+ Phẫu thuật nội soi: nhằm giải quyết bệnh tích, tái tạo sự dẫn l­ưu và thông khí của xoang.
V. PHÒNG BỆNH
– Giải quyết tốt các viêm nhiễm ở mũi họng, răng miệng.

 

– Rèn luyện cơ thể, nâng cao thể trạng, tăng cư­ờng sức chống đỡ của niêm mạc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*