I . ĐẠI CƯƠNG
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư sinh dục nữ, hay gặp ở lứa tuổi 36 – 50. Do dễ phát hiện nên đã giúp cho công tác điều trị có nhiều thuận lợi và đạt kết quả cao.
Các yếu tố nguy cơ
– Có quan hệ tình dục sớm (từ 15 – 17 tuổi).
– Có nhiều người tình hoặc chồng, hay người yêu có nhiều người tình.
– Viêm nhiễm đường sinh dục, nhất là với virus herpes nhóm II hay virus papilloma nhóm 16 – 18, 31 – 33.
– Sinh đẻ nhiều.
– Sinh hoạt vật chất thấp kèm theo vệ sinh kém .
II. PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG.
Phát hiện sớm nhằm tìm ra từ các phụ nữ bình thường, các trường hợp có tổn thương từ loạn sản đến ung thư trong biểu mô, giúp cho việc điều trị vừa đơn giản và đạt hiệu quả cao.
Vì các trường hợp loạn sản hay gặp từ lứa tuổi từ 26 – 30 và ung thư trong biểu mô từ 31 – 35 tuổi, nên cần làm phiến đồ cổ tử cung từ 25 tuổi. Cần làm nhiều lần để tránh nhầm do âm tính giả. Nếu phiến đồ vẫn bình thường, cần làm lại 3 năm 1 lần cho đến 65 tuổi.
III. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ ĐÃ XÂM NHẬP.
1. Triệu chứng cơ năng.
– Băng huyết do sang chấn (sau giao hợp, sau khám phu khoa): ra máu đỏ tươi, lượng không nhiều.
– Băng huyết sau mãn kinh.
– Khí hư hôi có lẫn máu.
2. Triệu chứng thực thể:
Khi đặt mỏ vịt có thể thấy các triệu chứng sau:
– Cổ tử cung sùi, cứng, chạm vào chảy máu.
– Cổ tử cung loét, hoại tử, nền cứng, chạm vào chảy máu.
– Cổ tử cung to, cứng, bóp bằng 2 cành mỏ vịt sẽ chảy máu từ cổ tử cung.
+ Khám âm đạo: xác định sự lan xuống âm đạo
+ Khám trực tràng: xác định sự lan vào trực tràng
+ Soi bàng quang: xác định sự lan vào bàng quang
+ Chụp UIV: xem niệu quản có bị chèn ép không.
Sau đó sẽ đánh giá giai đoạn của ung thư (theo FIGO).
Giai đoạn O: ung thư trong biểu mô
Giai đoạn Ia: ung thư giai đoạn tiền lâm sàng.
Giai đoạn Ib: giai đoạn ung thư còn khu trú ở cổ tử cung.
Giai đoạn IIa: lan đến 1/3 trên âm đạo, một phần nền dây trằng rộng.
Giai đoạn IIb: lan đến 2/3 trên âm đạo và 2/3 nền dây chằng rộng.
Giai đoạn III: lan đến 1/3 dưới âm đạo và toàn bộ nền dây chằng rộng.
Giai đoạn IV: lan ra ngoài tiểu khung và niêm mạc âm đạo.
3. Triệu chứng cận lâm sàng: Làm sinh thiết để chẩn đoán xác định
V. ĐIỀU TRỊ
– Với ung thư biểu mô, với người đã có con, nên cắt tử cung hoàn toàn và 2 phần phụ, nếu chưa có con thì cắt cụt cổ tử cung.
– Với giai đoạn Ia nên cắt tử cung và vét hạch.
– Với giai đoạn Ib, IIa: nên cắt tử cung rộng và vét hạch kết hợp với tia xạ trước và sau mổ.
– Với giai đoạn IIb và III: tia xạ tại chỗ.
– Với giai đoạn IV: cắt bỏ tiểu khung hay hoá liệu pháp chống ung thư.
VI. DỰ PHÒNG.
– Làm xét nghiệm phết lam kính soi: dùng 1 bàn chải nhỏ lấy dịch ở cổ tử cung phết trên lam soi trên kính hiển vi
Để lại một phản hồi