Câu kỷ tử: Vị thuốc bổ nhiều công dụng

Câu kỷ tử thường xuất hiện trong những sản phẩm dưỡng nhan sắc từ các triều đại phong kiến. Màu sắc bắt mắt cùng vị ngọt dường như cũng góp phần chứng minh cho công dụng này. Thực hư câu chuyện ra sao về tác dụng này của kỷ tử, và trường sinh thuật có phải chỉ là những câu chuyện truyền thuyết xoay quanh vị thuốc này, câu kỷ tử.

1. Tổng quan về Câu kỷ tử

Câu kỷ tử còn gọi là câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, câu kỷ tử, dương nhũ. Tên khoa học là Lycium sinense và Lycium barbarum, thuộc họ cà, quả mọng nước.

Kỷ tử được phân phối ở hầu hết các vùng của Trung Quốc. Chủ yếu ở Cam Túc, Ninh Hạ, Tân Cương, Nội Mông Cổ, Thanh Hải. Hiện nay, kỷ tử cũng được di thực vào Việt Nam nhưng sản lượng chưa cao.

Thu hoạch vào mùa hè và mùa thu khi quả chín. Quả kỷ tử cần hái vào sáng sớm hoặc chiều mát, vì hái giữa trưa chất lượng sẽ bị giảm. Khi mới thu hoạch xong, nhất thiết phải hong trong bóng râm cho nhăn vỏ. Sau đó mới phơi nắng gắt mới đảm bảo quả khô đều. Vị thuốc sử dụng từ quả chín được đem phơi khô.

câu kỷ tử
Câu kỷ tử

2. Truyền thuyết về Câu kỷ tử

Câu kỷ tử được biết đến như là cây kéo dài tuổi thọ từ thời cổ đại. Trong thời Chiến Quốc, truyền thuyết về cây kỷ tử có thể kéo dài tuổi thọ, dưỡng nhan được lan truyền. Truyền thuyết thời Bắc Tống, một vị đại nhân được lệnh rời Bắc Kinh đi công vụ đến Tứ Xuyên. Trên đường đi, ông ta thấy một cô gái dung nhan đoan trang, mái tóc mượt mà, chừng 17 tuổi. Đại nhân tò mò hỏi: “Năm nay nàng bao nhiêu tuổi?”. Cô gái trả lời: “Năm nay tôi 372 tuổi!”. Sau khi nghe, đại nhân ngạc nhiên hơn và hỏi: “Làm thế nào để nàng có được tuổi thọ?”. Cô gái nói: “Tôi không có phương pháp bí ẩn nào. Tôi chỉ ăn quả câu kỷ tử thường xuyên trong năm thôi”.

3. Câu kỷ tử dưới góc nhìn y học cổ truyền

Thật vậy, câu kỷ tử được ghi nhận trong đa số các kinh điển lưu lại bao gồm: Ngô phổ bản thảo, Thảo bản tiện phương, Bản kinh…. đều có đặc điểm chung về công năng. Công năng chủ yếu là dưỡng phần vật chất trong cơ thể bao gồm cả dưỡng nhan sắc.

Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình hòa. Là một trong những vị thuốc nuôi dưỡng gan và thận, cung cấp tinh chất và máu huyết cho cơ thể, cải thiện thị lực.

4. Thành phần hóa học  

Phân tích thành phần hóa học. Kỷ tử chứa betaine, axit amin, carotene, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, canxi, phospho, sắt và một số thành phần khác. Trong đó, phần lớn là các polysacarit và proteoglycan, một lượng không nhỏ các loại đường glucose, galactose, mannose. Tiếp đến là một nhóm chất chuyển hóa chính đứng thứ hai là carotenoids, hàm lượng cao nhất khi quả chín. Hàm lượng vitamin C là 42 mg/100 g.

5. Công dụng Kỷ tử

Công dụng của kỷ tử tốt đối với tình trạng can thận hư tổn, tinh huyết thiếu hụt, lưng đau gối mỏi, chóng mặt, ù tai, di tinh. Ngoài ra, bản chất kỷ tử còn hỗ trợ khi thận hư tinh giảm, tiểu đường, khô miệng, mắt mờ, giảm thị lực.

5.1. Chức năng miễn dịch

Kỷ tử giúp tăng cường khả năng miễn dịch không đặc hiệu. Bằng cách tăng kích thích đại thực bào thực bào, tăng cường tác dụng của lysozyme. Lysozyme là một enzym tiêu hóa, cung cấp một chức năng sát trùng và miễn dịch không đặc hiệu.

5.2. Tác dụng chống lão hóa

Kỷ tử có thể ức chế đáng kể việc sản xuất LPo ở gan và tăng hoạt động của GSH-Px trong máu. Nhưng hoạt động của SOD trong hồng cầu không tăng. Cho thấy chiết xuất Kỷ tử có tác dụng giảm quá trình lão hóa. Mặc khác, nhiều nghiên cứu về tác dụng của kỷ tử đối với bệnh Alzheimer cũng cho thấy. Vị thuốc này có tác dụng giảm quá trình chết tự động ở các tế bào vỏ não. Tính chất chống oxy hóa đã được công nhận trong các thử nghiệm in vitro và in vivo khác nhau.

Tác dụng chống oxy hóa gần như được gắn liền với thành phần polysacarit và flavonoid. Betain cũng có thể góp phần vào quá trình chống oxy hóa của kỷ tử.

5.3. Bảo vệ tế bào gan

Betaine hydrochloride trong kỷ tử có thể làm tăng đáng kể phospholipids trong huyết thanh và gan. Cơ chế này có tác dụng bảo vệ đáng kể trong việc giảm phospholipid và cholesterol.

 5.4. Hạ đường huyết

Chiết xuất Kỷ tử có thể làm giảm đáng kể đường huyết ở chuột, tăng dung nạp glucose và ít tác dụng phụ hơn. Kỷ tử có thể làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu và nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết thanh (TC), triglyceride (TG) và đồng thời làm tăng đáng kể nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-c).

5.5. Câu kỷ tử và cải thiện thị lực

Sự tích tụ của phản ứng oxy hóa quá mức có thể làm trầm trọng thêm tổn thương của mô võng mạc. Quá trình này có liên quan đến nhiều quá trình bệnh lý các bệnh về mắt. Như là bệnh tăng nhãn áp, bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ. Polysacarit trong kỷ tử (LBP) bảo vệ chống lại tổn thương oxy hóa trong nhiều tế bào và mô. Mặt khác, LBP có thể làm giảm hiệu quả apoptosis của tế bào hạch võng mạc do CoCl2. Ức chế này tạo ra các loại oxy phản ứng và thoái biến màng ty thể. Những phát hiện này cho thấy LBP có thể bảo vệ các tế bào hạch ở võng mạc khỏi quá trình apoptosis do CoCl2. Bằng cách làm giảm điện năng màng ty thể và phản ứng oxy.

5.6. Câu kỷ tử ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư dạ dày

Ngoài ra, sản phẩm này còn có tác dụng chống khối u và thúc đẩy chức năng tạo máu. Polysacarit trong kỷ tử có thể ức chế sự tăng sinh, di cư và xâm lấn của các tế bào GC-7901 của con người. Bằng cách điều chỉnh các MMP và ức chế chuyển tiếp biểu mô – trung mô (EMT). Người ta cũng xác định rằng việc tiết MMP với khả năng thoái hóa ma trận ngoại bào (ECM) là một đặc điểm của tế bào ung thư di căn.

6. Tác dụng theo YHCT

Tính vị: ngọt, bình. Qui kinh can – thận

Tác dụng: bổ can thận,  minh mục.

Chỉ định:

Điều trị can thận bất túc, đau lưng di tinh, hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm sút, tiêu khát, thường dùng phối hợp với thục địa, thỏ ty tử, cúc hoa như bài kỷ cúc địa hoàng hoàn. Trị tiêu khát thường dùng cùng với sinh địa, mạch môn, thiên hoa phấn.

Liều dùng: 10 – 15g.

7. Kiêng kỵ

  • Câu kỷ tử có tính chất nê trệ, vì vậy những người bị tỳ vị hư yếu, tiêu chảy kéo dài không nên sử dụng.
  • Tỳ vị suy nhược, tỳ hư thấp trệ tiêu chảy, có ngoại tà thực nhiệt cấm dùng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*