Dầu dừa và các giá trị còn nhiều tranh cãi

Từ xa xưa, dầu dừa rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Dầu dừa giúp hỗ trợ chị em trong quá trình làm đẹp da, tóc, làm xà phòng… Ngoài ra, một số người còn truyền tai nhau dùng dầu dừa để giảm cân. 

Giới thiệu về dầu dừa

Cây dừa tên khoa học Cocos nucifera thuộc họ Arecaceae. Đây là một loài cọ cao đặc trưng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cao tới 30m.

Dừa là một trong những thực phẩm quan trọng ở một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dừa và các sản phẩm của nó (sữa và dầu) được người dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như nấu ăn, điều trị tóc da, nguyên liệu thực phẩm và y học dân gian.

Trong những năm gần đây, dầu dừa đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông và dân chúng trên toàn thế giới; đặc biệt là ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Đồng thời, loại dầu này cũng được cộng đồng nghiên cứu khoa học quan tâm; với sự gia tăng theo cấp số nhân của các bài báo khoa học qua các năm.

Dầu dừa có thể ở dạng lỏng hoặc đặc
Dầu dừa có thể ở dạng lỏng hoặc đặc

Về cơ bản có hai loại: dầu dừa tinh chế đã tẩy trắng và khử mùi và dầu dừa nguyên chất.

Thành phần hóa học

Mặc dù được gọi chung là dầu, nhưng dầu dừa được cấu tạo chủ yếu bởi các axit béo bão hòa (92%), còn lại 8% là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.

Trong 100g dầu từ trái dừa chứa 890 kcal và 82,5 g chất béo bão hòa. Bơ, mỡ lợn và dầu cọ có hàm lượng axit béo loại này thấp hơn nhiều (tương ứng 51,2, 39 và 49 g) và ít calo hơn (717, 900 và 884 kcal, tương ứng) cho cùng một khẩu phần.

Ngoài ra, loại dầu này không có các axit béo thiết yếu, có trong các loại dầu thực vật khác được sử dụng trong nấu ăn; chẳng hạn như dầu đậu nành (7% axit linoleic và 51% axit linoleic), dầu hạt lanh (53% axit linoleic và 13% axit linoleic), và dầu hạt cải (9,1% axit linoleic và 18,6% axit linoleic).

Những tranh cãi xung quanh dầu dừa

Dầu dừa và giảm cân

Dầu dừa đã được quảng cáo rầm rộ như một chất giảm cân. Giả thuyết cho rằng dầu dừa hỗ trợ giảm cân là dựa trên axit lauric, và giúp giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, khi so sánh với dầu olive, dầu thực vật khác thì không có sự khác biệt.

Các thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu trên người về mối quan hệ giữa việc sử dụng dầu dừa và giảm cân vẫn còn khan hiếm trong các tài liệu. Do đó, dựa trên kiến ​​thức hiện tại, những nhận định rằng dầu dừa hỗ trợ giảm cân là không thực tế và không được chứng minh bằng bằng chứng khoa học.

hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Chưa có nhiều nghiên cứu khẳng định dầu dừa có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Dầu dừa trong việc giảm mức cholesterol

Cholesterol chức năng chính là cấu trúc màng tế bào; duy trì tính toàn vẹn và tính lưu động của nó. Chất này cũng có chức năng như một tiền chất để tổng hợp các hormon steroid, vitamin D và axit mật. Cholesterol được vận chuyển qua tĩnh mạch cửa chủ yếu bởi HDL và LDL.

HDL-c thường được gọi là ‘cholesterol tốt’ có chức năng chống oxy hóa, chống viêm nội mô; chống huyết khối và bảo vệ tế bào. Mặt khác, LDL, còn được gọi là ‘cholesterol xấu’, có thể là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch nếu chúng bị oxy hóa trong thành động mạch. Do đó, duy trì mức HDL-c cao hơn trong khi giữ LDL-c thấp được khuyến khích để tránh các bệnh lý xơ vữa động mạch.

 
Tác dụng bảo vệ mạch máu của dầu dừa còn tranh cãi
Tác dụng bảo vệ mạch máu của dầu dừa còn tranh cãi

Tác động của việc sử dụng loại dầu này·đối với mức cholesterol khác nhau giữa các nghiên cứu và tạo ra tranh cãi. Bởi phần lớn là thử nghiệm trên động vật. Không thể suy ra kết quả trên người do chuyển hóa của người khác với động vật thí nghiệm.

Cải thiện bệnh xơ vữa động mạch

Bệnh xơ vữa động mạch bao gồm đột quỵ, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và suy tim sung huyết,… Sự kết hợp của nhiều yếu tố như tuổi tác, lối sống, hút thuốc, lười vận động, béo phì, tiểu đường và chế độ ăn gây tình trạng bệnh. Là nguyên nhân gây ra hơn 40% số ca tử vong trên toàn thế giới hàng năm.

Axit béo bão hòa được biết đến với việc làm tăng lượng cholesterol trong máu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xơ vữa động mạch, liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Do cấu trúc dầu dừa chủ yếu là acid béo bão hòa chiếm tới 92%. Vijayakumar và cộng sự (2016) báo cáo tỷ lệ mắc bệnh bệnh xơ vữa động mạch cao ở bang Kerala (Ấn Độ); nơi dân số sử dụng loại dầu này làm nguyên liệu nấu ăn.

Ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer

Người ta đã báo cáo rằng dầu từ trái dừa có khả năng phòng ngừa, điều trị bệnh Alzheimer. Những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer được điều trị với liều hàng ngày 40ml / ngày đã cải thiện tình trạng nhận thức. Kết quả khả quan hơn đối với phụ nữ không bị đái tháo đường type II.

Tác dụng chống viêm

Các đặc tính chống viêm tiềm năng của dầu dừa đã được nhà khoa học Vysakh và cộng sự nghiên cứu. Chiết xuất VCO-polyphenol (80 mg / kg) thể hiện sự ức chế viêm 74% đối với mô hình viêm mãn tính trên chuột bị viêm khớp.

Trong khi đó, một báo cáo năm 2010 cho rằng rằng liều lượng 4 mg / 20 μl dầu cho thấy tác dụng chống viêm đối với phù tai do ethyl phenylpropiolate gây ra ở chuột.

Kháng khuẩn

Tác dụng kháng khuẩn là do monolaurin, là một chất béo được tạo thành bởi glycerol và axit lauric. Chất này kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus, Helicobacter pylori.

Trong số hai loại thường dùng, dầu dừa nguyên chất dường như mang tiềm năng lớn nhất. Bởi nó có polyphenol và một lượng vitamin E cao hơn so với loại tinh luyện.

Cách sử dụng, chế biến dầu dừa

Dầu dừa nguyên chất thích hợp hơn dạng tinh luyện. Bởi nó chứa một lượng lớn các chất có đặc tính chống oxy hóa.

Tuy nhiên, việc sử dụng dầu này làm dầu ăn không nên được khuyến khích. Bởi vì nó có điểm sôi thấp (171°C); và việc sử dụng trong quá trình chiên rán liên tục dẫn đến sản sinh các chất gây ung thư. Các loại dầu có điểm sôi cao hơn được ưu tiên để chiên rán; chẳng hạn như dầu hạt cải (238°C), dầu ngô (232°C) và dầu đậu nành (238°C).

 
Hạn chế sử dụng dầu dừa để chiên xào
Hạn chế sử dụng dầu dừa để chiên xào

Cho đến ngày nay, chưa có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh những lợi ích sức khỏe mà các thương hiệu dầu dừa sử dụng để quảng bá sản phẩm của họ. Quý bạn đọc không nên lạm dụng loại dầu này trong nấu nướng, ăn uống hàng ngày; mà cần tham khảo ý kiến chuyên gia để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*