Hoàng cầm hay tử túc cầm, hoàng kim điều căn là một vị thuốc thông dụng. Vì màu sắc vàng sẫm của mình nên được gọi là hoàng cầm (hoàng: vàng, cầm: kiềm). Vị thuốc thông dụng từ hơn 2000 năm nay, ghi nhận đầu tiên trong “Ngô phổ bản thảo”, được xem như “kháng sinh trong đông y”. Hiện tại vẫn đang di thực về Việt Nam, chủ yếu từ Hắc Long Giang, Vân Nam Trung Quốc. Bao gồm nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm và các hoạt động dược lý khác.
1. Hoàng cầm là gì?
Vị thuốc là rễ khô của Scutellaria baicalensis, một loài thực vật có hoa thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Hoàng cầm là một loại cỏ, thân màu vàng sẫm, bên trong có màu vàng. Thu hái vào mùa xuân và thu hàng năm. Sơ chế bằng nhiệt độ vừa phải mới trở thành Hoàng cầm chúng ta sử dụng.
2. Ngày xửa ngày xưa …. Có nàng Hoàng Cầm
Theo truyền thuyết, ở vùng núi Tứ Xuyên, 2 chị em. Người chị tên Hoàng Cầm và em gái là Hoàng Liên. Cha mất sớm, mẹ vì cố gắng nuôi 2 chị em nên kiệt sức. Khi sắp qua đời, bà gọi 2 chị em ra phía trước và nói: “2 chị em phải chăm sóc lẫn nhau”.
Hoàng Liên em ở đâu
Sau khi mẹ qua đời, 2 chị em lang thang khắp nơi rất khổ cực. Một thời gian trôi qua, Hoàng Cầm cảm thấy em gái là gánh nặng và muốn bỏ rơi em gái. Vì vậy, để lại Hoàng Liên ở vùng núi Tứ Xuyên. Người em bị bỏ lại và chết đói trên núi. Nơi cô chết đi mọc lên nhiều cỏ hình dạng gầy gò như cô. Vì cô chịu một cuộc đời quá khổ cực nên cỏ này có vị rất đắng.
Hoàng Cầm hối hận
Cô chị cuối cùng có được hạnh phúc của mình. Nhưng luôn cảm thấy xấu hổ khi nghĩ về Hoàng Liên. Đêm ngủ luôn gặp ác mộng và cảm thấy trống vắng trong tim. Đau buồn quá dần dần chết đi.
Nơi mộ của cô cũng có một loại cỏ nhỏ. Rễ của loại cỏ này cũng có màu vàng. Khi cây lớn lên, rễ của nó trở nên đen và rỗng. Người dân nói đó là hóa thân của Hoàng Cầm nên lấy tên cô đặt cho loại cỏ này.
Tác dụng của Hoàng cầm theo Y học Cổ truyền
Tính vị: đắng, hàn. Qui kinh phế, vị, đởm, đại trường.
Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, tả hoả giải độc, lương huyết, chỉ huyết, trừ nhiệt an thai.
Chỉ định:
Chứng thấp ôn thử thấp, thấp nhiệt bụng chướng căng, vàng da tả lỵ. Thuốc tính đắng lạnh, thanh nhiệt táo thấp, có tác dụng thanh thấp nhiệt ở phế vị, đởm, đại trường, ưu tiên thanh nhiệt ở thượng tiêu. Điều trị chứng thấp nhiệt uất trệ, bụng ngực căng đầy chướng, buồn nôn, nôn, sốt âm ỉ, rêu lưỡi vàng bẩn, thường dùng cùng với hoạt thạch, thông thảo như bài Hoàng cầm hoạt thạch thang. Điều trị thấp nhiệt trở trệ ở trong, chướng đầy buồn nôn, thường dùng cùng với hoàng liên, can khương, bán hạ như bài Bán hạ tả tâm thang. Điều trị thấp nhiệt vàng da, thường dùng cùng với nhân trần, chi tử.
Chứng phế nhiệt làm phế mất công năng thanh giáng, gây ho, đờm dính, có thể dùng đơn độc 1 vị hoàng cầm như bài thanh kim hoàn, có thể phối hợp dùng với tang bạch bì, tri mẫu, mạch môn như bài thanh phế thang. Thuốc nhập vào kinh thiếu dương đởm, thường dùng điều trị tà ở thiếu dương gây hàn nhiệt vãng lai, thường dùng cùng với sài hồ để hoà giải thiếu dương, như bài tiểu sài hồ thang.
Thuốc có tác dụng tả hoả giải độc tương đối mạnh, để điều trị hoả độc tích thịnh gây mụn nhọt, xưng đau họng, thường dùng cùng với ngân hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, bản lan căn.
Chứng huyết nhiệt gây chảy máu mũi, nôn ra máu, băng lậu, thường dùng cùng với sinh địa, bạch mao căn, tam thất.
Chứng thai nhiệt bất an, thường dùng cùng với bạch truật, đương qui như bài đương qui tán.
Liều dùng: 3 – 10g. Khi dùng để an thai thì nên sao qua, cầm máu thì phải sao cháy, thanh nhiệt ở thượng tiêu thì sao với rượu.
Chú ý: không dùng khi tỳ vị hư hàn.
3. Chìa khóa dược liệu Hoàng cầm
Hoàng cầm chứa nhiều tinh dầu, dẫn xuất flavon và phenol. Bao gồm: scutelarin, baicalin, woogonin, baicalein và oroxylin A từ chiết xuất EtRAc. Nếu được hỏa chế, tinh chất có trong hoàng cầm chứa tổng hàm lượng phenol và tổng flavonoid cao nhất, cao hơn khoảng 3 và 2,5 lần so với hàm lượng trong dịch chiết nước tương ứng.
Baicalin, một trong những flavonoid chính được phân lập từ gốc củaS. baicalensis, có nhiều chức năng sinh học, bao gồm các hoạt động chống viêm, chống oxy hóa và chống apoptotic.
4. Tác dụng của Hoàng cầm
4.1. Chống oxy hóa
Ô nhiễm không khí, đặc biệt là phơi nhiễm bụi mịn PM2.5, chịu trách nhiệm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và tim mạch trên toàn cầu. Baicalein cho thấy sự ức chế LPO trong ty thể tại phổi. Chiết xuất EtOAc chứa lượng baicalein cao nhất. Baicalein có hiệu quả để bảo vệ tổn thương phổi. Việc sử dụng chúng như liệu pháp chống oxy hóa trong nhiễm trùng hô hấp đang được thực nghiệm.
4.2. Cải thiện thần kinh
Baicalin có tác dụng bảo vệ thần kinh đối khi thiếu máu cung cấp và có thể thúc đẩy sự biệt hóa tế bào gốc thần kinh. Thông qua con đường thúc đẩy khả năng tồn tại của tế bào Schwann bằng cách bài tiết neurotrophin. Mà liệu pháp sử dụng tế bào Schwann đang được đề cập trong nhiều nghiên cứu phục hồi thần kinh ngoại biên. Do có khả năng tái sinh, bao gồm tăng trưởng sợi trục, chức năng SC và myelin. Bằng cách điều chỉnh biểu hiện của một số yếu tố thần kinh, như BDNF, GDNF và CDNF.
Cho thấy baicalin có thể là một tác nhân trị liệu đầy hứa hẹn để tái tạo thần kinh ngoại biên.
4.3. Viêm gan
Mặt khác Baicalin làm giảm đáng kể HBsAg và HBeAg trong hepG2.2.15, một dòng tế bào HBV. Điều trị phối hợp Baicalin và entecavir có hiệu quả rõ rệt hơn trong các tế bào hepG2 kháng HBV. Baicalin chủ yếu ức chế sản xuất RNA HBV (3.5, 2.4, 2.1kb), các mẫu để tổng hợp protein của virus và HBV- DNA. Baicalin đã chặn phiên mã RNA HBV, giống như việc chặn đường thông tin từ sở chỉ huy đến chiến trường. Do đó, Baicalin có thể có lợi cho liệu pháp chống HBV thông qua việc ức chế RNA virus HBV.
4.4. Viêm phổi
Hoàng cầm sao khi hỏa chế bảo vệ chống lại tổn thương phổi cấp tính. Bằng thể hiện hoạt động chống viêm mạnh hơn. Thông qua việc hoạt hóa các enzyme chống oxy hóa và giảm sự thoái hóa IκBα. Do đó, có thể phát huy tiềm năng bảo vệ phổi của nó thông qua việc ức chế các cơ chế nhạy cảm với stress oxy hóa của phản ứng tiền viêm. Và việc bào chế bằng nhiệt độ cao giúp gia tăng hơn 24,9% những hoạt chất flavons trong hoàng cầm.
Việc sản xuất quá mức ROS dẫn đến mất cân bằng hệ thống chống oxy hóa và cuối cùng gây tổn thương tế bào ở phổi. Sự ức chế đối với ROS, NO và ONOO – là những yếu tố chính giúp giảm bớt tổn thương phổi cấp tính. Và nồng độ ROS, NO và ONOO – trong phổi đã giảm đáng kể khi thí nghiệm bằng hoạt chất của hoàng cầm.
4.5. Đái tháo đường
Hệ thống đầu tiên về các chất ức chế α -glucosidase từ các sản phẩm tự nhiên sử dụng LC-MS/MS siêu lọc. Khi áp dụng flavonoid từ Hoàng cầm trong điều trị đái tháo đường. Phần n-butanol của chiết xuất ethanol từ vị thuốc này cho thấy hoạt động ức chế α -glucosidase mạnh. 32 loại flavonoid đã được xác định từ dịch chiết và 13 trong số chúng là chất ức chế α -glucosidase.
5. Lưu ý
- Người có tỳ vị hư hàn không có thấp nhiệt, thực hỏa, phụ nữ thai hàn không nên dùng.
- Phế có hư nhiệt, tiêu chảy do hàn hoặc hạ tiêu có hàn không dùng.
- Kỵ hành sống, Đơn sa, Mẫu đơn, Lê lô. Có thể kết hợp với Sơn thù du, Long cốt làm dẫn thuốc rất tốt.
Để lại một phản hồi