Hoàng Bá những điều thú vị xoay quanh vị thuốc vương giả

Hoàng Bá (Bách) hay quan Hoàng Bách được xem là một trong 50 loại thảo dược cơ bản trong y học cổ truyền. Theo truyền thống, vị thuốc có tác dụng điều trị như viêm màng não, xơ gan, kiết lỵ, viêm phổi, lao, vv. Ngày nay, oàng bá có tác dụng điều trị toàn diện bao gồm miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, hạ huyết áp, chống loạn nhịp, chống oxy hóa, chống loét và thuốc hạ sốt. Một trong những chất quan trọng là các ancaloit có chứa berberine và jatrorrhizine. Cả hai hợp chất đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại nhiễm trùng và một số bệnh thần kinh.

1. Kỳ công Hoàng bá

Là một loại thảo dược được trồng tự nhiên ở vùng Đông Bắc và Tây Nam của Trung Quốc. Có hai loài chính là Phellodendron amurense Rupr (PAR) và Phellodendron chinense Schneid (PCS). PAR và PCS có thể được sử dụng thay thế cho nhau vì đều có thành phần hóa học tương tự. Phần dược liệu của cây là vỏ khô của thân cây. 

Lịch sử nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xử lý và ghi lại 16 phương pháp bào chế Hoàng Bá. Ngày nay, phổ biến nhất là thuốc khô, sao muối, sao rượu, chích mật và sao cháy.

2. Giai thoại thú vị Hoàng Bá và đại thi hào 

Trong kỳ thi tiến sĩ, Bạch Cư Dị về nhà với nhiều tâm sự. 10 năm trước, khi chưa thành niên, cả nhà ông về Phủ Lí nhậm chức. Cô gái nhà hàng xóm, Tương Linh trở thành bạn thanh mai với ông. Bạch Cư Dị đem lòng yêu Tương Linh, về thủ thỉ với mẹ để cưới cô gái về. Tuy nhiên, Bạch phu nhân không đồng ý vì 2 nhà không môn đăng hộ đối. Không thuyết phục được gia đình, Bạch Cư Dị quyết định đóng cửa đọc sách và tuyệt thực. Gia đình đành phải nhờ Tương Linh đến để thuyết phục.

Bạch Cư Dị sáng tác

Nhưng ông chỉ lấy vỏ cây Hoàng Bách và quả Thanh Mai (một loại mận chua) để ăn. Và ngâm bài thơ:

“Thực bách bất dịch thực mai nan

 Bách năng khổ hề mai năng toan.

Vị như sanh biệt chi vi nan

Khổ tại tâm hề toan tại can”

Nghĩa là ăn cây Bách và quả Mai rất khó, Bách thì đắng còn Mai thì chua, vị giống như sống và biệt li là mùi vị đau khổ, đắng tại tim mà chua tại gan. Trở thành bài thơ đầu trong tác phẩm “Sinh li biệt” của mình. Trong thời gian tuyệt thực đó, Bạch Cư Dị tóc bạc cả đầu nhưng mối tình của ông không trọn vẹn. Kỷ niệm đó trở thành chấp niệm của của ông và ảnh hưởng đến phong cách thơ văn của một thi hào.

Nhà thơ Bạch Cư Dị
Nhà thơ Bạch Cư Dị

Chiếu chỉ từ đâu đến

Một câu chuyện khác, Hoàng Bá còn được sử dụng trong ngành công nghiệp giấy của Trung Quốc cổ đại. Như một thuốc nhuộm để chống mối mọt và vì màu vàng tự nhiên của nó. Do đó, từ thời Đường mới bắt đầu thịnh hành câu nói “nhất thiết chiếu thư, sắc dụng hoàng chỉ”. Màu vàng của Hoàng Bá trở thành màu của vương quyền từ bây giờ.

3. Hoàng Bá và những hoạt chất “bá đạo”

Hoàng Bá có chứa nhiều loại alkaloids, isoquinoline alkaloid, limonoid, phenolic acid, quinic acid, lignans, và flavonoid, vv. Trong đó, alkaloid chiếm chủ yếu, bao gồm berberine, palmatine và jatrorrhizine. Với nhiều tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống trầm cảm và chống loét.

Limonoid bao gồm limonin và obakunone đóng vai trò quan trọng trong tác dụng chống viêm. Axit quinic là một hợp chất đường tự nhiên. Lignans liên kết một nhóm các dẫn xuất dibenzylbutane tồn tại trong thực vật những hợp chất này có khả năng chống ung thư. Quercetin thuộc về flavonoid có thể làm giảm bệnh tim mạch vành.

Hoàng bá

4. Tác dụng dược lý của Hoàng Bá

4.1. Tác dụng chống viêm

Đáng chú ý, một số hợp chất hóa học trong Hoàng Bá này bao gồm berberine, palmatine và phellodendrine. Được xem như những hoạt chất sáng giá để chống viêm.

Chiết xuất PAR có thể điều chỉnh hiệu quả sự giải phóng LPS do NO và iNOS. Bên cạnh đó, làm hạn chế phóng thích TNF – α và interleukin 1 β (IL –  1 β) từ tế bào thần kinh đệm.

Magnoflorine và phellodenrine thuộc về các alkaloid được phân lập từ PCS. Đây là các hợp chất hiệu quả chống lại phản ứng quá mẫn. PCS có thể làm giảm hoạt động của MPO đến mức tối đa bằng cách hạn chế sự di động của bạch cầu. 

Các chiết xuất PAR khác alkaloid ngăn chặn sản xuất NO. Bên cạnh đó, limonin và obakunone điều hòa giảm đáng kể sự sản sinh và biểu hiện gen iNOS thông qua con đường được tổ chức bằng yếu tố NF – κ B.

PCS có thể đảo ngược tình trạng viêm đường thở. Bằng cách giảm sự xâm nhập của các tế bào viêm. Đồng thời, giải phóng các chất trung gian gây viêm vào phổi và đường thở bị ảnh hưởng. Tạo nên tác dụng của PCS đối với các bệnh phổi truyền nhiễm.

4.2. Tác dụng kháng khuẩn

Chiết xuất PAR có tác dụng tốt hơn đối với vi khuẩn gram dương. Vi khuẩn nhạy cảm nhất là liên cầu khuẩn sinh mủ. Đối với các vi khuẩn trong khoang miệng, PCS ức chế nhiều vi khuẩn với các mức độ khác nhau. Propionibacterium acnes là thủ phạm gây ra mụn trứng cá cũng không nằm ngoài danh sách tiêu diệt của Hoàng Bá. Berberine có thể hạn chế sự bám dính của vi khuẩn lên nướu răng. 

4.3. Kháng nấm và virus

Đối với nhiễm nấm, các monome của PCS cho thấy hoạt động chống nấm. Thông qua việc làm tổn hại đến tính toàn vẹn của thành và màng tế bào nấm. Làm tăng các biểu hiện của các gen chuyển hóa năng lượng trong nấm. 

Đối với nhiễm virut, chiết xuất PAR có tác dụng vừa phải chống lại Virus Herpes Simplex. Bằng cách làm gián đoạn cấu trúc vỏ virion. Ngoài ra, PAR có tác dụng đối với các chủng của cúm A như H1N1, H5N2, H7N3 và H9N2.

 * Tác dụng của Hoàng Bá theo Y học cổ truyền

Tính vị: đắng, hàn. Qui kinh thận, bàng quang, đại trường.

Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc.

Chỉ định:

Chứng  thấp nhiệt hạ tiêu, đới hạ hoàng trọc thường dùng cùng với khiếm thực, hoài sơn, sa tiền tử như bài dịch hoàng thang. Điều trị bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiện nóng, đái són, đái buốt thường dùng cùng với sa tiền tử, hoạt thạch, mộc thông. Điều trị thấp nhiệt hạ tiêu, cước khí, đầu gối sưng đau, thường dùng cùng thương truật, ngưu tất như bài tam diệu hoàn. Điều trị thấp nhiệt tả lỵ, thường dùng cùng với bạch đầu ông, hoàng liên, trần bì như bài chi tử bá bì thang.

Điều trị mụn nhọt, xưng đau, lở loét có thể uống trong và dùng ngoài, uống trong thường dùng cùng với hoàng liên, chi tử, dùng ngoài thì nghiền bột, chế với mật lợn hoặc trứng gà để bôi. Điều trị thấp chẩn xuất tiết, thường dùng cùng với kinh giới, khổ sâm, uống trong và dùng ngoài đều được, có thể phối hợp với thanh đại, hoạt thạch, cam thảo tán bột rắc lên chỗ tổn thương.

Chứng âm hư phát sốt, đạo hãn di tinh, thường dùng cùng với tri mẫu, thục địa, sơn thù, qui bản như bài tri bá địa hoàng hoàn, đại bổ âm hoàn.

Liều dùng: 5 – 10g.

5. Lưu ý khi sử dụng Hoàng Bá

  • Sử dụng Hoàng Bá quá mức có thể gây vàng da sơ sinh và kernicterus (một rối loạn chức năng não do bilirubin). Một số biện pháp phòng ngừa như theo dõi bilirubin và hemoglobin vẫn cần thiết cho những bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Mặt khác, việc hạn chế PCS là đối với đối tượng có nguy cơ tăng nặng của bệnh vàng da sơ sinh và kernicterus.
  • Người tỳ hư tiêu chảy, dạ dày yếu, ăn kém không nên dùng.

Các hợp chất của Hoàng Bá cho thấy một loạt các tác dụng dược lý. Hiệu quả dược lý này bắt nguồn từ alkaloid, limonoid, axit phenolic, axit quinic, lignans và flavonoid đa dạng. Tuy với nhiều tác dụng đáng mong chờ, nhưng việc sử dụng đơn lẻ hoặc lâu dài một vị thuốc là không thích hợp. 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*