Lá dong vừa là tên bộ phận, vừa là tên cây quen thuộc mỗi dịp tết đến xuân về. Tưởng chừng như chỉ là một loại lá gói bánh nhưng dong còn là một vị thuốc bất ngờ. Lá tươi hoặc qua chế biến chữa được say rượu, giải độc và trị rắn cắn. Cây dong tưởng chừng như cây lấy lá bình thường, tuy nhiên, lá non và lá già còn có những tác dụng bất ngờ.
Lá dong là gì?
Lá dong còn có tên khác là Tiêm bao chung diệp căn (Trung Quốc). Tại Indonesia thì tùy địa phương có những tên gọi khác như patat lipung (Sundanese), angkrik (Javanese), daun nasi (Manado). Hoặc tại Thái lan vùng phía bắc Thái lan gọi saat khaao, nhưng vùng Chiang Mai gọi là saat tong khaao. Tại Việt Nam, danh pháp thường dùng là lá tươi, tuy nhiên mọi người thường gọi tắt là cây dong, một số nơi gọi là cây lùn.
Nhận biết Lá dong
Chiều cao cây khoảng 1 mét.
Lá mọc thẳng to và thuôn dài có đầu nhọn và nhẵn. Kích thước bình thường dài 35cm, rộng 12cm, cuống dài 22cm, trong đó 2 – 3cm phía trên nhẵn. Gân lá vàng hình rẻ quạt. Lá có đặc tính toàn xanh, to bản, dày, dẻo khi dùng để gói bánh dễ dàng, khó rách hoặc gãy.
Hoa hay gọi theo danh từ khoa học là cụm hoa. Cụm hoa hình đầu, bẹ của lá che chắn một phần của cụm hoa, đường kính 4 – 5 cm có từ 4 đến 5 hoa. Cụm hoa có sắc trắng hoặc đỏ tùy thổ nhưỡng.
Quả lớn dài 11mm hình trứng, một phía khum nhiều hơn phía kia, cụm hoa có xu hướng vươn ra khỏi thân cây. Hạt cũng tương tự như quả, thuôn dài gồm 2 phiến áo hạt.
Cây ra hoa quả trong mùa hè từ tháng 4 đến tháng 6. Lá còn dùng làm thuốc, thường dùng tươi hoặc qua chế biến.
Nơi phân bố
Cây dong mọc khắp nơi tại Việt Nam, một số vùng trồng dong để phục vụ nhu cầu gói bánh nhất là dịp tết đến xuân về. Thường được trồng nhiều tại vùng bắc bộ.
Ngoài ra, ghi nhận cây mọc hoang ở khắp núi rừng đặc biệt là khu vực xích đạo khí hậu ẩm ướt. Tiêu biểu là ở Bhutan, Ấn Độ, Burma (Myanmar), Indonesia, miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Malesia và quần đảo Java.
Dong được xem là loại cây sạch, ít sâu bệnh quấy phá. Khu vực trồng cây dong cũng ít có hoang mọc do đặc tính mọc thành cụm của dong.
Lá dong có thể thu hái quanh năm, tùy nhiên, từ tháng 8 trở đi, thường ít thu hoạch lá mà chăm sóc cây để thu hái vào dịp tết. Xu hướng mới, khách hàng ưa chuộng lá dong rừng trong khi gói bánh.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học được tách chiết chứa nhiều hoạt chất có tính oxy hóa. Cõ lẽ vì vậy mà món ăn được gói trong lá cây dong thường bảo quản được thời gian dài. Ngoài ra, các nhà khoa học bước đầu tìm cách tách chiết hoạt chất tiếp theo.
Tác dụng của Lá dong
Lá cây dong có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu và cầm máu. Hỗ trợ điều trị cảm mạo do lạnh và giai đoạn sốt.
Cách dùng Lá dong
Liều dùng từ lá khô để uống: dạng thuốc sắc, liều khuyên dùng từ 6 đến 15 g.
Lá cây dong được dùng chủ yếu để gói các loại bánh từ gạo, đặc biệt là bánh chưng. Khi luộc bánh chưng được gói lá cây dong sẽ dậy lên một mùi thơm đặc trưng và dễ chịu.
Bào chế dấm từ lá non: Lá non, xanh nhạt, rửa sạch, để ráo nước, nhúng vào rượu. Phương pháp khác dùng lá non ngâm trong nước đường nấu (ba phần nước, một phần đường) để nguội.
Bài thuốc từ Lá dong
Chữa rắn cắn: Nếu trong trường hợp không liên lạc và huy động được cấp cứu và không thể xác định loại rắn. Lá già, lá càng xanh đậm, nhai nát, lấy bã và nước đắp lên nơi bị rắn cắn.
Khi say rượu hoặc uống rượu quá nhiều tạo cảm giác khó chịu: Dùng từ 100 đến 200 g lá xanh đậm, rửa sạch, giã nát, vát lấy nước, cho uống trực tiếp có thể giải rượu. Hoặc dùng lá xanh phơi khô, sắc uống cũng có tác dụng tương tự.
Chữa ngộ độc: Dùng lá non hoặc đọt non khoảng 50g, rửa sạch, giã nát, thêm nước vừa đủ, lọc lấy nước uống. Ngày uống từ 2 đến 3 lần.
Chữa vết thương đang chảy máu: trong trường hợp không có dụng cụ sơ cứu, chảy máu lượng vừa phải. Lá cây dong già 100g, rửa sạch, giã nhỏ, dùng bã ép chặt lên vết thương. Nếu vết thương chảy máu sẽ cầm lại ngay do tiểu cầu được kích hoạt. Nhựa từ lá cây dong kết hợp với bạch cầu tạo thành một túi cầm máu hiệu quả.
Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: Lá cây dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Ngày uống từ 2 đến 3 lần.
Kết luận
Lá dong có nhiều tác dụng y khoa độc đáo, ngoài cách thường thức là làm lá gói các loại bánh. Lá tươi còn hỗ trợ điều trị say rượu, chữa ngộ độc, rối loạn tiêu hóa chữa vết thương chảy máu. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bằng lá cây dong nên được xem là phương pháp điều trị khi trong trường hợp bất khả kháng và không có sự hỗ trợ y khoa.
Để lại một phản hồi