Mẫu đơn bì: dược liệu hỗ trợ sức khỏe phụ nữ

Mẫu đơn bì từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ, điều hòa kinh nguyệt, bệnh hậu sản… Ngày nay, cây được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi. 

Mẫu đơn bì là gì?

Tên khoa học

  • Còn có tên khác là đơn bì, phấn đơn bì, hoa vương, phú quý hoa, mộc thược dược, thiên hương quốc sắc.
  • Tên khoa học Paeonia suffruticosa Andr. (Paeonia arboea Donn, Paeonia moutan Sims.)
  • Thuộc họ Mao lương Ranunculaceae
  • Mẫu đơn bì (Cortex Paeonia suffruticosa hoặc Cortex Moutan) là vỏ rễ phơi hoặc sấy khô của cây mẫu đơn.
  • Đơn bì là vị thuốc có vỏ màu đỏ (đơn là đỏ, bì là vỏ, da)

Mô tả thực vật

  • Mẫu đơn là một loài cây sống lâu năm, cây có thể cao từ 1 đến 1,5m. Rễ cây phát triển thành củ. Lá mọc so le, thường chia thành 3 lá chét, lá chét giữa lại chia thành 3 thùy, mặt trên lá xanh, mặt dưới lá trắng nhạt có lông. Cuống lá dài 6 – 10cm.
  • Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, rất to, đường kính hoa từ 15 đến 20cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, mùi thơm gần giống như hoa hồng.

Phân bố, thu hái

  • Mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được đem đến châu Âu trồng làm cảnh. Tại các nước này, hoa nở vào tháng 5 đến tháng 7, cho quả vào tháng 7 tháng 8.
  • Hiện nay, mẫu đơn được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
  • Tại Trung Quốc, người ta thu hoạch vỏ rễ ở những cây đã trồng 3 – 5 năm tuổi, vào tháng 9.
Mẫu đơn vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc
Mẫu đơn vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc

Tác dụng của mẫu đơn bì

Thành phần hóa học

  • Trong dược liệu chứa glucose, paeonol, alkaloid, saponin, acid benzoic, phytosterol, …

Tác dụng dược lý theo Y học hiện đại

  • Chất paeonol có tác dụng sung huyết ở vùng tử cung của động vật. Do đó, mẫu đơn bì có tác dụng điều kinh.
  • Ngoài ra, cây còn có khả năng kháng sinh. Người ta thấy tác dụng trên vi khuẩn thương hàn, thổ tả, lỵ.
  • Ngày nay, các bệnh lý mạn tính do các gốc tự do gây ra. Cây giúp “thu quét” gốc tự do trong cơ tim, viêm phổi do khói thuốc lá, tổn thương do bức xạ, tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.
  • Mẫu đơn bì tác dụng chống viêm trong thoái hóa khớp, thiếu máu não cục bộ, tổn thương phổi cấp tính và các phản ứng viêm gan.
  • Đặc biệt, tác dụng chống tăng sinh khối u đối với các dòng tế bào ung thư ở người như ung thư biểu mô tuyến vú, ruột kết, tế bào gan, dạ dày và thực quản.
  • Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy cây có những tác dụng khác như chống dị ứng, điều hòa miễn dịch, chống nấm và làm giảm viêm đại tràng.
  • Mẫu đơn bì an toàn và ít có tác dụng phụ, không chứa các thành phần độc hại, ngoại trừ axit benzoic. Tuy nhiên, hàm lượng axit benzoic trong cây rất thấp.

Tác dụng  theo Y học cổ truyền

  • Tính vị: đắng, cay hơi lạnh. Qui kinh tâm, can, thận.

    Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết tán ứ.

    Chỉ định:

    Chứng ôn bệnh, nhiệt nhập doanh huyết, bức huyết vong hành, phát ban chẩn, nôn ra máu, chảy máu cam, thường dùng cùng sinh địa, xích thược.

    Chứng ôn bệnh giai đoạn phục hồi, tà nhiều âm phận, tân dịch hao tổn đêm sốt ngày mát, sốt giảm không có mồ hôi, thường dùng cùng miết giáp, sinh địa, tri mẫu như bài thanh doanh miết giáp thang.

    Chứng huyết trệ kinh bế, co thắt nổi cục ở bụng thường dùng cùng đào nhân, xích thược, quế chi như bài quế chi phục linh hoàn. Điều trị các vết bầm dập do ngã, gây tụ máu thường dùng cùng đương qui, đào nhân, nhũ hương.

    Điều trị  mụn nhọt lở loét thường dùng cùng kim ngân hoa, liên kiều, bồ công anh. Điều trị viêm loét đại tràng thường dùng cùng đại hoàng, mang tiêu, đào nhân như bài đại hoàng mẫu đan bì thang.

    Liều dùng: 6 – 12g.

    Chú ý: không dùng khi huyết hư có hàn, kinh nguyệt quá nhiều, phụ nữ có thai.

Mẫu đơn bì là "bạn" của phụ nữ
Mẫu đơn bì là “bạn” của phụ nữ

Cách sử dụng mẫu đơn bì

  • Người ta đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, bổ dọc tách vỏ rễ, phơi khô. Hoặc trước khi tách vỏ, ta dùng dao nứa cạo sạch vỏ rồi mới nạy tách vỏ phơi khô.

Các bài thuốc từ mẫu đơn bì

  • Ngày sử dụng từ 5  đến 10 gram, dạng thuốc sắc.
  • Bài thuốc Mẫu đơn bì thang gồm: mẫu đơn bì, đương quy, thược dược, trần bì, sinh địa, bạch truật, hương phụ, sài hồ, hoàng cầm, cam thảo. Dạng thuốc sắc, chia 3 lần trong ngày. Có tác dụng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, các bệnh hậu sản.
  • Kiêng kỵ: người huyết hư có lạnh, phụ nữ có thai, kinh nguyệt quá nhiều cẩn thận khi dùng. Người ra mồ hôi trộm nhiều, vị khí hư lạnh không dùng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*